Tùy theo quan điểm gia đình, niềm tin tôn giáo, nhận thức, điều kiện sống, hoàn cảnh gia đình, phong tục tập quán địa phương…mà mỗi gia đình sẽ có quyết định mai táng người thân phù hợp. Người thì cho rằng hỏa táng là cách đơn giản, ít “rườm rà” thủ tục. Người thì cho rằng địa táng (chôn cất) mới là đúng đắn vì đó là phong tục truyền thống bao đời, thể hiện sự vẹn nguyên thể xác và linh hồn.
Vậy, nên hoả táng hay chôn cất người đã mất?
Từ cổ chí kim, nhân loại có nhiều hình thức xử lý thân xác người đã mất. Nếu Ai Cập nổi tiếng thế giới với thuyết ướp xác, thì cũng có nhiều dân tộc nổi tiếng với hình thức thuỷ táng (thả trôi sông), địa táng (chôn xuống đất), hoả táng (thiêu thành tro), đưa vào núi rừng...
Nhưng trong đó có 2 hình thức phổ biến: Chôn cất và Hoả táng. Để quyết định nên hoả táng hay chôn cất, cần hiểu đó là gì.
Chôn cất (hay còn gọi là địa táng, thổ táng) là một hình thức chôn xác người đã mất xuống đất.
Người đã mất nên hỏa táng hay chôn cất?
Một là chôn cất xuống đất vĩnh viễn, trừ khi có vấn đề phát sinh trong gia đình (quy hoạch mả về khu tổ tiên, gia tộc), địa phương (quy hoạch đất), hoặc khi “mả động” (nghĩa là khi trong gia đình xảy ra sự cố gì bất trắc) người ta mới phải cải táng. Hai là chôn xuống đất một thời gian nhất định (tuỳ theo tập tục quy định), sau đó bắt buộc phải cải táng (tức là lấy xương cốt còn lại đem chôn lần nữa ở chỗ khác hay địa điểm cũ).
Xem thêm: Vì sao phải cải táng, bốc mộ?
Hoả táng hay được gọi không trọn nghĩa là hỏa thiêu hay thiêu, sau đó lấy tro cốt đựng trong tiểu (hũ, bình). Tro cốt tuỳ theo phong tục của tôn giáo, gia đình, mà quyết định thờ cúng trong gia đình hoặc nơi thờ tự của tôn giáo như chùa (Phật giáo), nhà thờ (Công giáo), hoặc theo nguyện vọng của người quá cố (ví dụ như rải ngoài biển, sông)… Người ta thường dùng phương pháp xử lý thi hài bằng cách dùng gỗ, dầu mazut, dầu hoả, khí đốt hay điện, để đốt cháy thi hài thành tro.
Ngày nay, do điều kiện kinh tế tốt hơn nên mọi người có nhiều điều kiện thể hiện tâm nguyện hơn. Ở các đô thị lớn, yếu tố đất đai, kinh phí, thủ tục cho việc chôn cất trở thành vấn đề lớn không chỉ của các cá nhân, gia đình mà của cả xã hội.
Những năm gần đây, hỏa táng đã trở nên phổ biến hơn, nhất là ở vùng đô thị lớn và có xu hướng phát triển nhanh trong những năm sắp tới. Lý do đến từ sức ép đất chôn cất đang cạn kiệt và cũng do sự chuyển biến nhận thức của người dân theo lối sống hiện đại. Đây là hình thức an táng tiết kiệm chi phí, tiết kiệm đất chôn cất, giản tiện hơn về thủ tục, dễ thăm viếng, chăm sóc và thân thiện với môi trường.
Tuy nhiên, truyền thống không thể chối bỏ đó là tục chôn cất để bày tỏ lòng thành kính và tương nhớ công ơn của ông bà tổ tiên. Cuộc sống hiện đại, con người có nhiêu sự lựa chọn hơn và hỏa táng không phải là duy nhất. Đặc biệt ở tại các thành phố lớn, các tòa nhà cao tầng mọc lên nhanh chóng, những tòa chung cư đang dần trở thành xu hướng mới cho cuộc sống "đất chật người đông".
Xem thêm: Giải pháp của người ở chung cư khi có tang sự
Người đã mất nên hỏa táng hay chôn cất?
Theo quan điểm nhà Phật, một chúng sinh hữu tình có hai phần là phần thân xác và phần tâm linh, theo thế gian gọi là hồn và xác. Hồn là phần quan trọng, xác chỉ là đất, nước, chết rồi chỉ về với cát bụi, nhà Phật gọi xác là thân tứ đại, trong Ngũ uẩn thì xác thuộc về Sắc uẩn. Còn bốn uẩn còn lại là thuộc về tinh thần. Phần tinh thần khi bốn uẩn đó tan rã thì Sắc uẩn về với cát bụi, còn bốn uẩn còn lại sẽ di chuyển về kiếp sau, tái sinh một đời sống mới. Phật giáo không nêu quan điểm rõ về việc nên hoả táng hay chôn cất người đã mất.
Đối với đạo Công giáo, Kinh Thánh cũng không có chỉ dẫn cụ thể về việc hỏa táng, cũng không có mệnh lệnh liên quan đến việc chôn cất hoặc hỏa táng. Tuy nhiên, Kinh Thánh cho biết một số tôi tớ trung thành của Đức Chúa Trời đã chọn chôn cất người chết. Chẳng hạn, Áp-ra-ham đã rất nỗ lực để tìm một chỗ chôn cất vợ mình. Bên cạnh đó, cũng có nhiều người chọn hoả thiêu. Chẳng hạn, các chiến binh trung thành của Y-sơ-ra-ên đã lấy lại xác của vua Sau-lơ và ba người con trai tử trận, đem đi thiêu và chôn cất xương…
Như vậy đối với hai tôn giáo lớn này thì hỏa táng hay chôn cất không làm ảnh hưởng gì đến tín ngưỡng thờ tự. Việc lựa chọn hỏa táng hay chôn cất tùy thuộc vào văn hóa địa phương, nhu cầu gia quyến hay mong ước của người đã mất.
Hoài Ân Viên
“Sau khi điền thông tin và click nhận trọn bộ tài liệu ngay” bộ phận chăm sóc khách hàng của Hoài Ân Viên sẽ liên hệ với bạn.