Theo quan niệm của người xưa, ông bà tổ tiên có "mồ yên mả đẹp" sẽ giúp con cháu được khỏe mạnh, làm ăn thuận lợi. Đồng thời nó còn thể hiện sự hiếu thảo của con cháu đối với người đã khuất. Nhưng xây mộ như thê nào để hợp phong thủy và tránh bị phạm? Hãy cùng Hoài Ân Viên tìm hiểu nhé!
Xây mộ vào thời gian nào trong năm là tốt?
Việt Nam có khí hậu nóng ẩm vào mùa hè và khô lạnh vào mùa đông. Khí hậu mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, không thích hợp cho việc cải táng hay xây dựng, sửa chữa mộ phần. Do đó khi xem tuổi xây sửa mộ, người ta thường tránh ngày trong các tháng mùa hè.
Ở Việt Nam, tùy từng địa phương khác nhau, vị trí địa lý khác nhau sẽ có thời điểm xây, sửa mộ khác nhau. Theo kinh nghiệm xây mộ dân gian truyền lại, thời gian xây mộ thích hợp đối với miền Bắc nên là vào cuối năm, nhưng với miền Trung lại thường được tiến hành vào đầu năm. Còn với miền Nam, ngày xây, sửa mộ có thể được tiến hành vào đầu năm hoặc cuối năm.
Theo kinh nghiệm dân gian, có hai khoảng thời gian thích hợp để tiến hành xây mộ, xây lăng mộ:
– Từ tiết cuối thu cho tới trước tiết Đông chí (từ khoảng 23/9 đến 22/12 dương lịch hàng năm), thời tiết hanh khô, ít mưa, quá trình làm lễ động thổ xây mộ sẽ trở nên thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, theo quan niệm phong thủy, thời điểm cuối năm là đại cát đại lợi cho các gia đình nếu tiến hành xây mộ mới.
– Từ tiết Kinh Trập tới tiết Thanh Minh (khoảng 05/3 đến 05/4 dương lịch hàng năm) là thời điểm vào xuân, thời gian nông nhàn nên các gia đình thường tiến hành sửa sang mộ tổ tiên do con cháu trong nhà đầy đủ, có thể tập trung xây mộ, việc khởi công xây dựng cũng được sự chứng kiến của đầy đủ con cháu trong gia gia đình, dòng tộc.
Xem tuổi xây mộ thế nào cho đúng
Việc xem tuổi để xây mộ cực kỳ quan trọng. Theo phong thủy học, nếu như việc xem tuổi tiến hành không đúng sẽ mang lại những hậu quả không lường trước được.
Cần lưu ý rằng, việc xem tuổi xây mộ được tính theo “tuổi mụ”, tức là lấy năm xây mộ trừ đi năm sinh rồi cộng thêm 1.
Theo Lục thập hoa giáp, việc tính tuổi xây mộ cần căn cứ vào thiên can, địa chi của người được xem tuổi có phù hợp với năm tiến hành xây mộ hay không.
Trong một vòng lục thập hoa giáp, những tuổi không phù hợp với năm xây mộ là những tuổi có thiên can, địa chi của năm dự định xây mộ cộng với bội số của 9. Như vậy, mỗi năm được xem để xây mộ sẽ kiêng kỵ với 6 tuổi có thiên can, địa chi khác nhau.
Vòng lục thập hoa giáp
Kinh nghiệm xây mộ theo phong thủy
Một trong những kinh nghiệm xây mộ là dựa vào thế đất và tiền sử của người đã khuất. Nếu vùng đất chôn người đã khuất khô, yếm khí hoặc lúc sinh thời người đã khuất sử dụng nhiều loại thuốc tây y, hóa chất thì thời gian tiêu của người đã khuất cũng lâu hơn người bình thường, do đó nếu tiến hành cải táng thì thời gian cần lùi lại từ 5 - 7 năm chứ không phải 3 năm như bình thường.
Vị trí mộ nên là vị trí hội tụ các yếu tố phong thủy tốt của một ngôi mộ như hướng tốt, yếu tố địa, sơn, thủy…. Đây còn gọi là nơi đặt huyệt cát. Kinh nghiệm xây mộ của dân gian có niềm tin rằng đặt mộ vào những nơi cát lành thì con cháu đời sau sẽ gặp nhiều may mắn, thuận lợi hơn trong cuộc sống.
Trước và sau khi tiến hành xây mộ, không thể thiếu việc cúng, lễ, trước là để báo và xin phép các vị thần linh, thổ địa và người đã khuất được biết, sau là lễ tạ. Khi tiến hành cúng, lễ cần có văn khấn và sắm lễ chuyển mộ đầy đủ.
Kinh nghiệm chọn hướng đất xây mộ theo phong thủy
Xây mộ hướng nào cho phù hợp phong thủy là câu hỏi của rất nhiều gia đình.
Khi xem hướng đặt mộ, cần phải chú ý đến các yếu tố Long, Hổ, Sa, Thủy. Những yếu tố này rất phức tạp, đòi hỏi người xem phải có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực phong thủy. Tựu chung lại, thông thường vị trí mộ tốt sẽ cần thỏa mãn các yếu tố sau:
– Nơi long mạch nhập mộ đầy đặn, địa hình khu đất có phần nổi lên như mai rùa, cây cỏ tươi tốt. Đây là thế đất tốt, phát hậu, con cháu sẽ được hưởng phúc. Không nên chọn nơi đặt mộ có độ tơi xốp đất quá cao, không tốt cho hài cốt người đã mất.
– Dựa vào màu đất: Đất tốt ở vùng đồng bằng thường có màu vàng, tươi mịn, đào lên có 6-7 tầng đặc quánh. Với các khu vực khác nên chọn khu đất có màu hồng đậm, đỏ, hồng vàng hoặc màu vàng. Đây là các màu của mảnh đất màu mỡ, có thể xây mộ tốt.
– Địa thế khu đất: nên chọn khu đất có đồi, núi bao quanh hoặc sau lưng là núi, phía trước có dòng nước uốn lượn xung quanh. Nếu chọn được khu đất này thì con cháu đời đời phú quý.
Kinh nghiệm và những điều kiêng kỵ khi xây mộ
- Không xây mộ chiếu góc nhọn vào Mộ đối diện hoặc ngược lại:
Kể cả xây nhà hay xây mộ phần cho người đã khuất, việc bị chiếu góc nhọn vào là điều tối kỵ. Trong trường hợp bất khả kháng, không thể tránh được trường hợp này thì lời khuyên cho các bạn là xây thêm bức cuốn thư (bình phong) hoặc ngay khi xây dựng ban đầu đã có ý thức thiết kế tổng thể khuôn viên hoặc có bức bình phong trong đó vì thực tế kiểm nghiệm thấy nó có tác dụng hóa giải rất tốt cả về phần Âm và Dương. Trường hợp mộ có diện tích nhỏ vẫn có thể xây gắn lên phần mộ theo tỉ lệ phù hợp cũng sẽ khắc phục được phần nào.
– Không xây tường bao cắt ngang thân mộ: mà cần phải xây tường ôm bao quanh cả phần Mộ mới đúng.
– Không xây kín mặt trên Mộ, nên để phần thông Thiên rộng. Ngay từ bước thiết kế ngôi mộ nên để phần thông Thiên rộng tối đa.
Không xây nhiều Mộ thành một hàng cạnh nhau mà không có sự phân cách rõ ràng. Khi thiết kế xây dựng ban đầu cũng phải có ý thức mỗi người một Mộ riêng mới phù hợp.
– Không nên sử dụng Bê tông có cả Cốt thép giằng xung quanh phần dưới đất và cả lớp Bê tông cốt thép lót nền:
Quan niệm tâm linh cho rằng, nếu đổ bê tông cốt thép cả phần dưới lẫn phần trên mộ thì chẳng khác gì việc nhốt trong song sắt nhà tù.
Nếu những trường hợp xây mộ lớn thì chỉ nên dùng bê tông không hoặc có cốt thép thì cũng chỉ dùng bên trên nếu thật cần thiết. Có thể sử dụng các vật liệu khác thay cho bê tông cốt thép như xây mộ bằng đá, gạch….
– Không đổ bê tông kín phần sân xung quanh mộ trong trường hợp mộ còn khuôn viên rộng:
Nếu như xung quanh ngôi Mộ còn phần khuôn viên thì không nên đổ Bê tông vừa nóng lại khó thoát nước gây mọc rêu và mất mỹ quan. Nên trồng cỏ hoặc trải sỏi cuội để tự nhiên vừa thoát nước tốt lại hài hòa với không gian xung quanh ở những khu vực này.
– Tránh đào hố đặt Tiểu quá nông (quá cạn):
Tùy theo điều kiện địa chất từng nơi để đào hố đặt tiểu cho phù hợp nhưng tối thiểu cũng phải đào đến lớp đất tự nhiên (tối thiểu khoảng 2m sau đó đệm Cát và đất sạch sao cho cốt đặt tiểu cách mặt đất từ 1.5m trở lên), tránh đào quá nông chỉ dưới 1m chưa hết lớp đất mặt sẽ không tốt bởi đã là mộ phải ở dưới âm mới hợp lẽ tự nhiên.
Cách xây mộ cải táng
Để xây mộ cải táng, cần thực hiện lần lượt những việc sau:
– Chọn ngày – giờ – năm cải táng: Theo phong tục từ xưa, để có thể tiến hành bốc mộ cải táng thì mộ chôn phải được ít nhất 3 năm. Hiện nay, nhiều gia đình chọn cải táng sau 4 – 5 năm chôn cất do cuộc sống hiện đại và môi trường sống thay đổi.
– Cách chọn vị trí để đặt mộ: Vị trí đặt mộ sao cho đúng theo phong thủy.
– Tính toán kích thước mộ cải táng chuẩn phong thủy.
– Tính toán đô sâu huyệt mộ và kích thước huyệt cải táng
– Tính toán kích thước tiểu quách
Những ngôi mộ có thiết kế và phong thủy đẹp
Mộ đôi hào hoa
>>>Tham khảo các kiểu mộ khác: tại đây
*Các tập tục, thói quen, cũng như một số kinh nghiệm về mộ phần dân gian lưu truyền, xin được chia sẻ để cùng giữ gìn bản sắc dân tộc cũng như sự tri ân tôn nghiêm đến những người thân đã khuất.
Để được tư vấn và hỗ trợ, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN BETA VIỆT
“Sau khi điền thông tin và click nhận trọn bộ tài liệu ngay” bộ phận chăm sóc khách hàng của Hoài Ân Viên sẽ liên hệ với bạn.