Menu

Ý nghĩa Tết Nguyên Tiêu, cúng Rằm tháng Giêng cần chuẩn bị những gì?

Tết Nguyên Tiêu là tết đêm rằm đầu tiên của năm mới, diễn ra vào rằm Tháng Giêng (âm lịch) là một trong những ngày lễ rất quan trọng theo phong tục tập quán của người Việt Nam, Trung Quốc và một số nước châu Á khác. Hãy cùng Hoài Ân Viên tìm hiểu Ý nghĩa Tết Nguyên Tiêu, cúng Rằm tháng Giêng cần chuẩn bị những gì?

Tết Nguyên Tiêu là một ngày hội cổ truyền có nguồn gốc từ văn hóa Trung Hoa, ngoài ra còn có cách gọi khác là rằm tháng Giêng hay Tết Thượng Nguyên (theo cách nói của người Việt Nam).

Cho đến nay Tết Nguyên Tiêu cũng có thể hiểu là đêm trăng rằm đầu tiên của năm mới và từ xưa ngày này còn được gắn liền với câu nói: “Lễ Phật quanh năm không bằng lễ rằm tháng Giêng” hay như “Cúng quanh năm không bằng rằm tháng Giêng”. Từ đó có thể nhận thấy rằng, từ trong văn hóa xưa kia đã rất coi trọng và dành sự quan tâm đặc biệt cho ngày rằm đầu tiên của năm này.

Nguồn gốc truyền thuyết về ngày Tết Nguyên Tiêu

Truyền thuyết về con thiên nga

Sự tích xưa ghi lại câu truyện về một con thiên nga vốn là giống thiên nga trên trời, được Ngọc hoàng yêu quý. Một hôm, thiên nga từ trên thiên đình bay xuống hạ giới rong chơi.

Thật không may, một người thợ săn nhìn thấy và đã vô tình bắn chết con thiên nga. Việc này đến tai Ngọc Hoàng thượng đế, người rất tức giận và thay vì trừng phạt người thợ săn, Người ra lệnh trừng phạt tất cả muôn loài dưới hạ giới. Ngọc Hoàng sai một đội quân Thiên binh thiên tướng đúng ngày 15 tháng 1 hàng năm xuống thiêu rụi mặt đất, không cho con người và động vật sống.

Lường trước được hành động tức giận của Ngọc Hoàng, các quan trên triều đã bày cách xuống hạ giới trước chỉ cách cho mọi người rằng nên làm đèn lồng đỏ thả lên trời để tránh đại họa.

Theo lời vị quan đó, dưới hạ giới thả lên bầu trời rất nhiều đèn lồng được thắp sáng nên Ngọc Hoàng ngỡ tưởng lệnh phóng hỏa thiêu rụi mọi thứ đã được thi hành.

Nhận thấy mang ơn nghĩa từ vị quan trên Thiên Đình đó, hàng năm nghìn người dân dưới hạ giới liền thắp đèn lồng thả lên trời vào ngày rằm đầu tiên của năm để tri ân ơn nghĩa xưa kia đó.

Kể từ đó đến nay, ngày 15 tháng 1 hàng năm đã được nhân dân chọn làm ngày Tết Nguyên Tiêu và hình thành phong tục treo đèn lồng trong ngày này. Mọi người nấu cỗ, bày tiệc, sum họp bên gia đình, mừng một năm mới bắt đầu bình an, may mắn. Đèn lồng cũng vì thế mà phát triển ra nhiều loại khác nhau như đèn lồng cá chép, đèn rồng, phượng,...

Ý nghĩa Tết Nguyên Tiêu, cúng Rằm tháng Giêng cần chuẩn bị những gì?

Ý nghĩa Tết Nguyên Tiêu, cúng Rằm tháng Giêng cần chuẩn bị những gì?

Nàng cung nữ Nguyên Tiêu và đại thần Đông Phương Sóc thời Tây Hán.

Tương truyền Hán Vũ Đế có một sủng thần tên là Đông Phương Sóc, tính tình lương thiện, khôi hài. Mùa đông năm nọ, tuyết rơi liền mấy hôm, Đông Phương Sóc đến ngự hoa viên, chợt phát hiện có một cung nữ nước mắt đầm đìa đang định nhảy xuống giếng tự vẫn. Đông Phương Sóc vội chạy đến ngăn lại, hỏi rõ sự tình. Thì ra, cô cung nữ tên là Nguyên Tiêu, từ khi vào cung đến nay cô chưa được gặp mặt người thân, mỗi năm khi Xuân đến lại càng nhớ nhà, cảm thấy mình không báo hiếu được cho song thân nên tìm đến cái chết. Đông Phương Sóc cảm động, liền hứa rằng nhất định sẽ tìm cách để cô đoàn tụ với gia đình.

Nghe thấy câu chuyện của thị nữ Nguyên Tiêu, ông cũng nghĩ đến số phận của các cung nữ khác liền bày cách gieo quẻ bói, gặp ai cũng nhận phải quẻ vào ngày 16 tháng Giêng sẽ bị lửa thiêu cháy. Không những vậy còn tỏ tưởng kể rằng trong ngày đó trên Thiên Đình sẽ phái một vị thần lửa xuống hạ giới thiêu rụi nhân gian.

Hán Vũ Đế khi nghe chuyện đó truyền đến tai liền triệu ngài Đông Phương Sóc để bàn cách giải quyết, khi đó viên quan cận thần liền thưa rằng: vị thần lửa sẽ xuống trần đó rất thích ăn bánh mà trong cung có thị nữ Nguyên Tiêu có tay nghề làm bánh rất khéo nên hãy để cô gái đó dâng bánh lên để tránh được đại họa, không những vậy cần sai mọi người trong thành thắp đèn lồng để tạm thời “qua mắt” Ngọc Hoàng trên Thiên giới.

Sau chuyện đó Hán Vũ Đế liền thưởng cho thị nữ Nguyên Tiêu được trở về thăm nhà sau đó liền gọi ngày rằm đó là Tết Nguyên Tiêu.

Ý Nghĩa Tết Nguyên Tiêu

Sau tất cả Tết Nguyên Tiêu còn được cho là ngày các gia đình tổ chức đoàn viên và tụ họp cùng nhau thưởng trà và ăn bánh trôi nước. Một phần vì sao mà Tết Nguyên Tiêu mang nhiều ý nghĩa khá giống với Tết Nguyên Đán, bởi ngoài ra nó còn được nhắc đến là một cái “Tết muộn” cho những người con xa hương hay trong nhà có người đau ốm kiêng không được đón tất niên với gia đình.

Chính vì thế Tết Nguyên Tiêu không chỉ để tri ân và tỏ lòng thành kính với các vị Thần Phật, gia tiên mà còn là dịp để các gia đình có thời bên nhau đi chùa khấn cầu và thả hoa đăng với mong ước về năm mới có được nhiều điều may mắn và an lành.

Mâm cúng Tết phải có các món ăn tượng trưng cho ngũ hành, có thêm hoa và trái cây phù hợp

Mâm cúng Tết phải có các món ăn tượng trưng cho ngũ hành, có thêm hoa và trái cây phù hợp

Trước khi cúng Tết Nguyên Tiêu cần chuẩn bị những gì?

Cúng Tết Nguyên Tiêu (Rằm tháng Giêng) thường có 2 phần Lễ

Lễ cúng Phật

Lễ cúng Phật dịp Tết Nguyên Tiêu các gia đình thường sẽ chuẩn bị 8 món chay với  đầy đủ các màu sắc mang ý nghĩa tượng trưng cho ngũ hành. Trong mâm cỗ chay sẽ xuất hiện các món có màu đỏ, vàng, xanh, đen, trắng chính là tượng trưng cho 5 nguyên tố kim, mộc, thủy, hỏa, thổ trong ngũ hành. Một số món gợi ý như sau:

Chè trôi nước: Đây là món ăn không thể thiếu trong lễ vật cúng Tết Nguyên Tiêu  vì theo quan niệm xưa của người Việt thì ăn chè trôi nước vào đầu năm sẽ giúp cho mọi việc quanh năm sẽ suôn sẻ, trôi chảy và hạnh phúc đong đầy, trọn vẹn.

Ăn chè trôi nước giúp cho mọi việc quanh năm sẽ suôn sẻ và trôi chảy hơn

Ăn chè trôi nước giúp cho mọi việc quanh năm sẽ suôn sẻ và trôi chảy hơn

Một đĩa oản (bánh in), được làm từ bột nếp và đường kính. Bên cạnh đó để món bánh ngon hơn thì người chế biến sẽ cho thêm nước hoa bưởi và vani cộng thêm những giấy gói bánh nhiều màu làm cho mâm lễ để cúng Tết Nguyên Tiêu trở nên màu sắc hơn.

Một đĩa xôi gấc: Đây cũng là một món ăn không thể thiếu trong mâm cúng lễ bởi quan niệm xôi gấc có màu đỏ và ăn xôi gấc vào đầu năm sẽ gặp nhiều may mắn.

Một đĩa giò chay được làm từ đậu, tỏi và các loại rau củ như cà rốt, môn cùng với các loại gia vị khác như muối, đường, tiêu, hạt nêm sẽ làm cho mâm lễ cúng của bạn trở nên đầy đủ hơn. Đây là món ăn thay thế cho chả giò và chả lụa.

Ngoài ra cũng không thể thiếu đó là một đĩa hoa quả. Bạn nên chuẩn bị 5 loại quả tươi ngon cúng rằm tháng Giêng với nhiều màu sắc kèm theo đó là một lọ hoa tươi như hoa cúc, cẩm chướng, cát tường,…

Nem chay rán: Đây là món ăn truyền thống của người Việt Nam với các nguyên liệu và cách chế biến rất đơn giản.

Canh nấm chay: Một tô canh thanh đạm được nấu từ nấm, các loại củ và hạt sen sẽ làm cho mâm cúng có đầy đủ sắc hương vị.

Ngoài những món ăn kể trên thì bạn cũng có thể chết biến thêm nhiều kiểu món ăn đơn giản khác hoặc tìm mua một số thực phẩm chay để mâm cúng chay thêm đủ đầy

Lễ cúng gia tiên

Khi sắm lễ ngày Tết Nguyên Tiêu  để chuẩn bị một mâm lễ mặn  với đầy đủ các món ăn của ngày Tết thì bạn nên tìm hiểu và tìm mua các món đặc sản truyền thống chính gốc. Bên cạnh đó bạn cũng có thể tự chuẩn bị những món ăn cho mâm lễ cúng như: thịt luộc, chả giò, chả lụa, nem, rau xào, một món canh đơn giản xôi, chè, hoa quả,…  Sắm lễ ngày Tết Nguyên Tiêu bạn cũng cần chú ý tìm mua các loại thực phẩm tươi sạch chất lượng an toàn đảm bảo để có thể chuẩn bị một mâm cúng lễ thật hoàn chỉnh, không có sai sót.

Hoài Ân Viên chúc bạn có một khởi đầu suôn sẽ, một năm luôn thành công, mạnh khỏe, hạnh phúc. Hoài Ân Viên - nơi chất chứa tình yêu thương.

Hoài Ân Viên

Bài viết liên quan

Nhận tài liệu và xin báo giá

“Sau khi điền thông tin và click nhận trọn bộ tài liệu ngay” bộ phận chăm sóc khách hàng của Hoài Ân Viên sẽ liên hệ với bạn.

Email
NHẬP EMAIL
Để đăng ký nhận tin
HOTLINE: 0909 12 13 82