Giống như mỗi đất nước đều có hình ảnh riêng thì mỗi ngành nghề cũng có một biểu tượng của riêng mình. Tại Sao Biểu Tượng Của Ngành Y Dược lại có hình con Rắn, cây Gậy, chiếc Ly và cách phân biệt biểu tượng ngành Y, dược, thương mại? Hãy cùng Hoài Ân Viên tìm hiểu điều bí ẩn này nhé.
Theo truyền thuyết cổ Hy Lạp, thần Esculape rậm râu, khoác áo dài hở bụng và ngực, được xem là ông Tổ của ngành Y Dược (con trai của thần Appolon và Coronis (con gái của vua xứ Thèbes). Esculape có khả năng chữa bệnh và làm cho người chết sống lại.
Thần Esculape (tiếng Latin), (tên Hy Lạp là Asclépios, tên La Mã là Aesculapiu, tên tiếng Anh là Asclepius, tên tiếng Pháp là Esculape) có lẽ sinh ra ở miền Bắc Hy Lạp vào khoảng năm 1260 trước TL. Truyền thuyết cho rằng mẹ ông qua đời khi mang thai ông, cha ông đã mổ lấy ông ra. Mẹ mất, ông bị đem bỏ lên núi, nhờ dê cho bú và chó canh chừng, sau được cha mang đến cho vị thần Nhân Mã (đầu người, mình ngựa) nuôi dạy. Một hôm, trên đường đi thăm bạn gặp rắn, ông đưa cây gậy ra, rắn lại bám lấy rồi quấn quanh cây gậy. Ông cầm gậy đập xuống đất, con rắn chết tươi, nhưng có một con rắn khác miệng ngậm thảo dược bò đến nhả vào miệng cứu và con rắn kia đã sống lại. Từ đó ông đi tìm dược thảo trong núi để chữa bệnh cho con người.
Thần Chúa Tể là Jupiter (Zeus) sợ Esculape giúp loài người trở thành bất tử, bèn sai anh em nhà Cyclopes tạo mũi tên sấm sét để trừng phạt. Nhờ thần Apollon kêu xin, Jupiter tha tội cho Esculape tham dự vào hàng tinh tú trong chòm sao Nhân Mã (Sagittaire), từ đó Esculape được xem như vị thần bổn mệnh của các thầy thuốc.
Tại Sao Biểu Tượng Của Ngành Y Dược lại có hình con Rắn, cây Gậy, chiếc Ly và cách phân biệt biểu tượng ngành Y, dược, thương mại.
Có lẽ vào thời kỳ Pindare (đầu thế kỷ thứ 5 trước TL), Esculape được tôn thờ như một vị thần của y học Hy Lạp. Có lẽ từ thời điểm này, những đền thờ đầu tiên được xây dựng để ghi ơn ông. Bức tượng của ông, tay cầm chiếc gậy làm bằng cây nguyệt quế và một con rắn quấn chung quanh. Rắn này thuộc rắn lành có màu sắc đẹp. Cũng theo truyền thuyết, loài rắn này đã được đưa đến La Mã để cứu dân bị bệnh dịch hạch lúc bấy giờ. Việc tôn thờ Esculape (Asklepios) sau đó lan rộng ra khắp nước Hy Lạp, đến Châu Á, và Ai Cập, đến cả thần dân trung thành với Alexandre Đại đế.
Esculape là người ngoại quốc đầu tiên được thừa nhận ở La Mã. Di tích Esculape được tìm thấy liên quan đến ngành Y trong cuốn giáo khoa Y khoa của thầy thuốc nổi tiếng người Ả rập Avicenna vào năm 1544, có in hình Asklepios ở trang bìa. Rồi từ đó phù hiệu của Esculape được sử dụng là biểu tượng của ngành Y ở nhiều nơi, từ Châu Âu (Hiệp hội Y khoa Hoàng gia Anh) sau đó phổ biến đến các quốc gia trên thế giới. Cây gậy là biểu tượng của ngành Y khắp nơi trên thế giới.
Esculape lấy vợ là Lampetie, có hai con gái là: Hygeia và Panacée; ba con trai là: Thelesphore, Machaon và Podalire.
Theo truyền thuyết, Hygeia nuôi rắn thần để chữa bệnh, sau trở thành Nữ thần biểu tượng cho việc giữ gìn sức khỏe con người, môn Vệ Sinh Học được đặt tên là Hygène.
Biểu tượng con rắn quấn quanh chiếc Ly của ngành dược
Panacée là vị Nữ thần có khả năng chữa mọi bệnh tật, do đó thuốc chữa bệnh được gọi là Panacée.
Hai người con trai tham gia chiến trận thành Troie đã được Homère ca ngợi trong tập trường ca Lliad.
Machaon có tài chữa vết thương cho các chiến binh, còn Podalire là thầy thuốc ngoại khoa tài năng. Người con trai của Podalire là Hipocoon, tổ tiên của Hippocrate, người được tôn vinh là bậc y tổ của thế giới.
Hiện nay, chúng ta chỉ có thể thấy tượng đài nữ thần Hy Lạp Hygeia( Hygène). cầm một cái chén y khoa có một con rắn quấn quanh tay nhìn giống như con rắn sắp thả lưỡi vào chén. Biểu tượng này dần trở nên quen thuộc và được gọi với tên là “ Cái chén của Hygeia và cũng là biểu tượng thông dụng sử dụng dành riêng cho ngành Dược được nhiều hiệp hội, tổ chức và một số trường đại học sử dụng.
Còn trong Kito giáo, một số tài liệu lưu lại rằng, ngay từ thế kỷ thứ nhất trước sau công nguyên, chén Hygeia đã được liên kết đến sứ đồ Cơ đốc St John. Hình ảnh này đã được dùng như một biểu tượng cho những nhà chế thuốc ở Ý từ năm 1222. Vào năm này, người Ý đã dùng biểu tượng này trong dịp lễ mừng kỷ niệm 700 năm thành lập Đại học Padua.
Năm 1796, chén Hygeia được xem như chính thức liên quan đến ngành Dược khi Hiệp hội Dược học Paris đã phát hành đồng đúc mang biểu tương này. Từ đó. Chiếc chén được coi như tiêu biểu cho chém nước thuốc, và con rắn là tượng trưng cho việc có thể cứu chữa được. Hội Dược sĩ Hoa Kỳ đã chính chức công nhận chén Hygeia là biểu tượng cho nghề Dược từ năm 1964.
Hình ảnh 2 con rắn quấn quanh chiếc gậy, chiếc gậy này là của thần Hermes (là em của thần Appollon cũng là chú của thần Esculape và chồng của nữ thần Aphrodite (Venus)
Xem thêm: Phong thủy không phải mê tín mà là khoa học.
Nguồn sưu tầm
“Sau khi điền thông tin và click nhận trọn bộ tài liệu ngay” bộ phận chăm sóc khách hàng của Hoài Ân Viên sẽ liên hệ với bạn.