Menu

RẰM THÁNG GIÊNG: TỨ ĐIỀU NÊN - TAM ĐIỀU KỴ PHẢI NẰM LÒNG

Rằm tháng giêng là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt. Nếu biết cung kính thành tâm vận may sẽ gõ cửa, ngược lại nếu không cẩn thận phạm điều cấm kỵ vận rủi sẽ đeo đuổi gia chủ cả năm. Dưới đây là: tứ điều nên và tam điều kỵ nhất định phải nằm lòng trong ngày rằm lớn nhất năm. 

Rằm tháng giêng là gì?

Rằm tháng giêng là ngày rằm đầu tiên trong một năm âm lịch được ấn định vào ngày 14 và 15 tháng giêng. Ngoài cái tên kể trên ra thì ngày này còn được biết đến với tên gọi Tết Nguyên Tiêu. 

Dân gian thường đón ngày rằm lớn nhất trong năm là từ giữa đêm 14 đến hết ngày 15. Trong năm 2023, Tết Nguyên Tiêu sẽ diễn ra vào đúng chủ nhật, ngày 5/2 tức ngày 15 tháng giêng. 

Rằm tháng giêng là gì?

Rằm tháng giêng là gì?

Rằm tháng giêng có ý nghĩa gì?

Trong nhân gian lưu truyền rất nhiều ý niệm khác nhau của ngày Rằm tháng giêng. Đầu tiên, sau ngày rằm này, nông dân thường bắt đầu vụ mùa mới. Do đó, Tết Nguyên Tiêu là dịp người dân cầu cho một mùa màn bội thu, mưa thuận gió hòa. 

Tiếp theo, với quan niệm của Phật Giáo, đây là ngày lành, Đức Phật giáng lâm phổ độ chúng sinh. Do đó, đây là một dịp lễ lớn của tín đồ Phật Giáo, các chư tăng sẽ tập trung để nghe thuyết giảng và tung kinh. 

Ngoài ra, còn có một điển tích khác nói về nguồn gốc ngày Rằm tháng giêng được bắt nguồn từ Trung Quốc sau đó du nhập sang nước ta. Chuyện kể rằng vào thời Hán Vũ Đế, có một quan thần rất được sủng ái tên là Đông Phương Sóc. 

Ông rất thương cảm trước cảnh xa nhà, xa đấng sinh thành chưa biết ngày đoàn tụ của các cung nữ. Do đó, đã nghĩ ra một kế sách để các cung nữ được rời cung về thăm gia đình một ngày. Đông Phương Sóc tung tin kinh thành sẽ gặp nạn vào ngày rằm đầu tiên trong năm đề nghị Vua và các đại thần rời thành lánh nạn. 

Lấy cớ bị Hỏa thần tấn công kinh thành, ông cho treo đầy lồng đèn giả cảnh lửa cháy lừa và để cung nữ rời cung gặp người thân. Từ đó cứ vào ngày Rằm tháng Giêng hằng năm, nhà nhà đều treo đèn lồng và tổ chức lễ lớn đón mừng. 

Ý nghĩa ngày Rằm tháng giêng

Ý nghĩa ngày Rằm tháng giêng

Tứ điều nên trong ngày Rằm tháng giêng

Rằm tháng giêng là một ngày có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống tâm linh của người Việt. Tính linh thiêng trong dịp lễ này rất lớn, vì vậy nếu làm việc lành và cầu nguyện ắt sẽ được bề trên chứng giám và ban phước. Sau đây là bốn điều nên làm trong lễ Tết Nguyên Tiêu:

Đi lễ chùa

Rằm tháng giêng là dịp các tín đồ Phật Giáo lên chùa đi lễ cầu an cho bản thân và gia đình. Khi đi lễ chùa, trọng ở sự thành tâm, nên dâng cúng đồ chay, ăn mặc kín đáo, giản dị thần khẩn cầu nguyện. 

Đi lễ chùa vào Rằm tháng giêng

Đi lễ chùa cầu bình an vào Rằm tháng giêng

Làm việc thiện

“Ở hiền gặp lành”, thành tâm làm việc thiện sẽ được Đức Phật độ trì, ban phước. Nếu làm việc thiện trong ngày Rằm tháng giêng ứng nghiệm sẽ rất cao mang lại may mắn cho người tốt. Làm từ thiện, quyên góp gạo, phóng sinh là những điều thiện đơn giản và thường thấy nhất theo phong tục của người Việt trong ngày Tết Nguyên Tiêu. 

Làm việc thiện tích đức vào Rằm tháng giêngLàm việc thiện tích đức vào ngày Rằm tháng giêng

Làm lễ cúng gia tiên

Theo phong tục, vào ngày rằm đầu tiên trong năm, người ta sẽ dọn dẹp bàn thờ cúng gia tiên. Chuẩn bị mâm cúng đàng hoàng, hoa tươi và ăn mặc chỉnh tề để khấn bái, tưởng nhớ tổ tiên. Cầu nguyện bình an, tài lộc trong ngày rằm sẽ mang lại nhiều điều lành cho gia chủ. 

Làm lễ cúng gia tiên vào Rằm tháng giêng

Làm lễ cúng gia tiên vào ngày Rằm tháng giêng

Thả hoa đăng

Thả hoa đăng kèm theo nguyện ước của bản thân trong ngày Rằm tháng giêng sẽ được chứng giám và mang lại may mắn. Do đó, đây cũng là một hoạt động đáng để làm trong ngày rằm lớn nhất năm. 

Thả hoa đăng cầu may mắn trong ngày Rằm tháng giêng

Thả hoa đăng vào cầu may vào ngày Rằm tháng giêng

Tam điều kỵ trong ngày Rằm tháng giêng

Trong ngày Rằm tháng giêng linh khí sẽ hội tụ, tính linh nghiệm rất cao, nếu như phạm phải điều sai sẽ bị bề trên quở phạt mang vận xui cả năm. Chính vì vậy khi hành sự nhất định phải cẩn trọng, tránh 3 điều cấm kỵ sau đây:

Để thùng gạo cạn đáy 

Theo quan niệm của người xưa, nếu để thùng đựng gạo hết cạn tới đáy trong ngày này, thì cả năm sẽ chịu cảnh đói kém. 

Kiêng để thùng gạo cạn trong ngày Rằm tháng giêng

Kiêng để thùng gạo bị cạn vào ngày Rằm tháng giêng

Kiêng sát sanh

Sát sanh trong ngày rằm là điều kiêng kỵ lớn. Do đó, người ta thường ăn chay và không câu cá, săn bắt vào ngày này để mong cầu bình an. 

Kiêng sát sanh vào ngày Rằm tháng giêng

Kiêng sát sanh vào ngày Rằm tháng giêng

Vạ miệng

Nói tục, chửi bậy trong ngày linh thiêng rất dễ bị bề trên quở phạt. Hãy cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói trong dịp Rằm tháng giêng để tránh gặp vận xui. 

Tránh khẩu nghiệp vào ngày Rằm tháng giêng

Tránh khẩu nghiệp vào ngày Rằm tháng giêng

“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Trên đây là tứ điều nên và tam điều kỵ nhất định bạn phải biết trong dịp Rằm tháng giêng. Khắc ghi điều lành, tránh phạm điều cấm chắc chắn may mắn và phước lành sẽ gõ cửa gia chủ!

Bài viết liên quan

Nhận tài liệu và xin báo giá

“Sau khi điền thông tin và click nhận trọn bộ tài liệu ngay” bộ phận chăm sóc khách hàng của Hoài Ân Viên sẽ liên hệ với bạn.

Email
NHẬP EMAIL
Để đăng ký nhận tin
HOTLINE: 0909 12 13 82