Để tỏ lòng báo hiếu với các đấng sinh thành khi họ ra đi, chúng ta luôn muốn làm mọi điều tốt nhất. Nhưng vì quá đau buồn, thương tiếc mà "bối rối". Vì thế, Hoài Ân Viên xin chia sẽ cùng bạn Thủ tục, công việc cần làm khi có người mới mất, nên và không nên làm gì?
Mọi người trong gia đình cần phải bình tĩnh, nén nỗi đau thương mất mát để sắp xếp công việc.
Người thân nên tự tay tắm gội cho người mất. Trường hợp nếu không có người thân thì nhờ người ngoài (nhân viên của cơ sở). Dùng nước ấm pha chút rượu gừng hoặc nước thơm lấy khăn lau sạch người, cắt móng chân móng tay, gói lại khi liệm cho vào trong áo quan. Sau đó, mặc cho người mất bộ quần áo mà lúc sống người đó yêu thích nhất (hoặc mặc áo Phật, áo Pháp). Đặt thi hài lên giường nằm ngay ngắn, gối cao đầu. Nếu cần thiết thì lấy dây vải buộc hai ngón chân và hai bờ vai sao cho thẳng và ngay ngắn, hai tay để lên bụng. Đối với các gia đình theo Phật giáo thì chuẩn bị thêm một ít gạo, muối, tiền thật cho vào túi nhỏ để trong áo hoặc nắm tay người chết. Với nữ giới thì trang điểm thêm son phấn cho đẹp.
Trong lúc chờ nhập Liệm: Nên dùng chiếc chăn mỏng đắp, buông màn che phủ người đã mất hoặc sử dụng lồng kính để chụp tránh hiện tượng "quỷ nhập tràng" theo quan niệm dân gian.
Với người ốm lâu ngày hoặc người mất còn chờ con cái, người thân ở xa về, để đảm bảo vệ sinh, gia đình nên mua đá sinh học hoặc thuê buồng lạnh để bảo quản thi hài trong quá trình lễ tang.
Dọn dẹp nhà cửa thông thoáng, bố trí để bàn thờ Phật, Vong, chỗ đặt quan tài sao cho hợp lý.
Làm đơn theo phép mai táng. Thông báo với tổ trưởng dân phố, các hội, đoàn thể nơi công tác hoặc địa phương. Nếu người mất không có hộ khẩu trên địa bàn nơi đó thì người thân làm đơn xin giấy báo tử để làm thủ tục mai táng. Sau đó về nơi đăng ký hộ khẩu làm giấy chứng tử sau.
Chia sẽ thủ tục, công việc cần làm khi có người mới mất
Trước khi làm Lễ phát tang có nhiều việc được tiến hành đồng thời, không phân biệt trước sau. Cụ thể phải làm 7 việc chính sau đây:
Gọi điện báo cho con cháu nội ngoại xa gần biết, thu xếp về chịu tang. Đồng thời báo cho chính quyền, tổ chức xã hội, đoàn thể, cơ quan đơn vị để có sự phối hợp lo việc hậu sự chu đáo. Liên hệ ban quản trang ký hợp đồng việc mai táng.
Ở nông thôn chưa có ban quản trang, trong nội tộc thu xếp người lo việc đào huyệt. Cử người mua quan tài, vải liệm, làm ảnh, thuê tăng âm loa đài và các thứ cần thiết… mời thầy cúng và hội kèn trống, lên lịch thời gian phát tang, phúng viếng, truy điệu và mai táng… Cần kiểm tra kỹ việc mời thầy cúng, không để xẩy ra mời hai thầy cúng một lúc.
Việc tham gia ý kiến của người khác, cần khéo léo và tế nhị; không làm tang chủ rối trí trong lúc đang đau buồn, tránh sự căng thẳng không cần thiết, dễ xảy ra tình trạng “lắm thầy rầy ma”.
Thành lập Ban Lễ tang và cử người làm Trưởng ban. Thường một công dân mất, do trưởng xóm, trưởng làng, hoặc trưởng khu phố làm Trưởng ban lễ tang. Các thành phần gồm có: đại diện Mặt trận, đại diện tổ chức xã hội, đại diện đoàn thể, đại diện cơ quan, đơn vị và đại diện gia đình.
Phải căn cứ vào địa vị xã hội của người đã mất mà cử Trưởng, Phó Ban lễ tang cho phù hợp. Trong Ban Lễ tang cần có sự phân công cụ thể các việc làm cho từng thành viên, giúp gia chủ khi tang gia bối rối.
Sau khi thành lập Ban lễ tang, ra Thông báo, Cáo phó hoặc Tin buồn cho mọi người biết. Thông thường là viết TIN BUỒN trên một tờ giấy rộng, chữ chân phương rõ ràng.
Tin buồn và Danh sách Ban Lễ tang, treo ở chỗ mọi người dễ nhìn thấy nhất. Từ cổng nhà ra tới đường lớn, cắm cờ tang, nhằm thông báo cho người đến phúng viếng biết.
Cách bài trì bàn thờ vong và phòng tang còn tùy thuộc vào từng vùng miền, mỗi vùng miền có cách bài trí khác nhau
Bàn thờ vong gồm có: Ảnh người quá cố, bài vị, minh tinh, bát hương, lọ hoa, mâm hoa quả, đĩa xôi con gà. Nếu có huân huy chương đặt trong hộp kính để bên cạnh ảnh. Một đĩa để khách đặt đồ phúng viếng… Có nơi để hai cây chuối con ở hai bên, thể hiện màu xanh cuộc sống. (Nhà có nhiều khách viếng, nên có một bát hương to, hoặc một chậu hoa dùng làm bát hương)…
Trang trí phòng tang: Ở thành phố đồ trang trí này thường đoợc các công ty dịch vụ tang lễ làm trọn gói từ A đến Z, kể cả việc cần đưa đi hỏa táng. Còn ở nông thôn, Chính quyền thôn và Chi hội Người cao tuổi chủ động sắm trước, may cờ tang, trống cái và các thứ phục vụ cho Tang lễ, theo quỹ đóng góp tự nguyện của toàn dân.
Áo tang cho con cháu và những người chịu tang: Tính số người chịu tang mà làm, không được làm thừa. Con trai thì áo xô khăn trắng, con gái và con dâu thì áo xô và mũ trắng. Những người chịu tang còn lại đến hàng cháu, xé vải trắng gấp thành khăn trắng nhỏ để quấn trên đầu. Hàng chắt thì khăn vàng, hàng chút thì khăn đỏ. Hiện có đám vẫn còn giữ tục con trai đội mũ rơm, gậy tre (nếu cha mất) hoặc mũ rơm gậy vông vót vuông (nếu mẹ mất). Người chịu tang chưa về kịp, khăn tang của người đó để trên bàn thờ vong.
Việc tắm gội trang điểm cho người quá cố thường được các Công ty dịch vụ tang lễ làm hoặc người thân làm nhưng phải có sự hướng dẫn.
Lễ này gọi là "Phạm hàm" - Là bỏ gạo, tiền vào mồm làm cho thanh tịnh người chết. Dùng đũa tách hai hàm răng ra, rồi bỏ gạo nếp rang và 3 đồng tiền trinh, có nhà còn bỏ thêm một chút xíu vàng sống vào mồm người chết.
Trước kia nhà giầu có, thế gia vọng tộc còn bỏ 9 hạt trân châu. Người xưa quan niệm để trừ tà ma ác quỷ và có tiền ăn tiêu, đi đường. Thực ra có ý nghĩa rất vệ sinh. Gạo nở ra hút nước, kim loại hạn chế xú khí.
Khâm liệm nghĩa là bọc thi hài vào chăn mỏng hay vải, trước khi đưa vào quan tài (nhập quan). Khâm liệm, nhập quan, phát tang và an táng là các việc đã được chọn giờ kỹ lưỡng, đúng giờ là tiến hành các việc trên không được chậm trễ.
Ba việc Khâm liệm, Nhập quan, Phát tang làm kế tiếp nhau, không gián đoạn. Riêng việc an táng chọn ngày giờ khác, vì còn quàn quan tài tại nhà để thờ vong thường là một ngày, một đêm nữa.
Đưa thi hài vào quan tài.
Nhập quan xong, làm lễ phát tang ngay. Có 6 việc chính từ khi phát tang đến khi an táng:
Lễ Phát tang còn gọi là "Lễ Thành phục - Mặc áo tang". Hiện nay phần lớn đều do thầy cúng thực hiện việc này. Nội dung Lễ phát tang chủ yếu nêu nỗi đau buồn, tiếc thương vô hạn của người sống đối với người đã khuất. Nhớ lại công lao trời biển của Cha Mẹ, đã vất vả nuôi con cháu trưởng thành. Kể tên đầy đủ người chịu tang gồm con, cháu, dâu, rể anh em…
Thực hiện nghi thức thắp hương và dâng rượu, nước cho người đã khuất thụ hưởng, cũng là thể hiện lòng thành báo hiếu của con cháu, dâu rể đối với Cha Mẹ… Sau khi lễ hoàn tất, tang chủ ra đứng bên bàn thờ vong, để đáp lễ khách phúng viếng. Các con nên thay nhau đứng túc trực. Con cháu chịu tang vào ngồi hai bên quan tài, nỉ non ai oán khóc !....
Mỗi người thân của người mất mặc áo trắng, trên đầu mang khăn tang màu trắng
Có câu: “Sống dầu đèn, chết kèn trống!” Xem vậy đủ biết, trống kèn trong tang lễ không thể thiếu được. Trong đám tang, kèn trống chỉ bắt đầu từ Lễ phát tang, cho đến khi an táng xong về nhà làm lễ cúng an vị bàn thờ người mới mất là kết thúc
Lễ này gọi là “Chiêu tịch điện – Cúng sáng tối”. Từ xưa vẫn cho rằng khi chưa an táng, còn quan tài ở nhà, coi như cha mẹ còn sống. Trong ngày, buổi sáng và buổi tối vấn an thăm hỏi và mời bố mẹ xơi cơm, đi ngủ như thường vậy! Việc cúng này bây giờ cũng đơn giản, đến bữa dọn mâm cúng, thắp hương thành tâm khấn mời bố mẹ dùng bữa! Trước kia việc cúng này khá rườm rà. Ngày nay đã bỏ đi nhiều.
Đêm trước hôm an táng, thường vào giờ Tý (23 – 24 giờ) thực hiện động quan, tức là nâng quan tài lên và đặt xuống ba lần, cũng có thể xoay nghiêng hai bên. Việc làm này như một động tác trở mình của cha mẹ còn đang ngủ. Nâng giấc cho cha mẹ khỏi mỏi và ngủ ngon hơn.
Phúng viếng là biểu hiện tình cảm sâu nặng của những người trong họ tộc, của bà con trong xóm, ngoài làng ở cộng đồng dân cư và của các cơ quan đoàn thể đối với người quá cố; đến chia buồn với gia đình và tỏ lòng thương cảm, thắp nén tâm nhang để vĩnh biệt người đã khuất. Dù bận rộn đến đâu cũng thu xếp về, không quản đường xá xa xôi cố gắng đến kịp trước giờ an táng với tấm lòng “nghĩa tử là nghĩa tận!”.
Người đến viếng vái hai vái, (vì chưa an táng coi như vái người đang sống). Tang chủ đáp lễ, cũng vái hai vái.
Hiện nay phúng viếng thường có vòng hoa, bức trướng và phong bì tiền. Một nét đẹp Văn hóa của ta. Nhưng đây cũng là việc nhạy cảm, đơn vị, cơ quan, người đi phúng viếng cần biết giới hạn. Nếu vượt ngưỡng sẽ trở nên mất ý nghĩa.
Lễ an táng còn gọi là Lễ “Phát dẫn - đưa ma”. Được giờ tốt đã chọn, mới tiến hành lễ. Thực hiện lễ an táng có 4 việc theo trình tự sau:
Việc chọn được nơi an nghỉ phù hợp thể hiện đạo hiếu với người đã mất
Hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn thể hiện tấm lòng hiếu ân của mình đối với người đã khuất. Hoài Ân Viên sẽ luôn cùng bạn, là nơi chất chứa tình yêu thương, lưu giữ những hồi ức của gia đình bạn.
Sưu tầm
“Sau khi điền thông tin và click nhận trọn bộ tài liệu ngay” bộ phận chăm sóc khách hàng của Hoài Ân Viên sẽ liên hệ với bạn.