Menu

Chia sẻ cách trình bày nội dung, cấu trúc một gia phả

Một gia phả cũng tương tự như một bài văn thuở còn cấp sách đến trường, gồm3 bộ phận: lời mở đầu (lời tựa), chính văn gia phả và những nội dung viết thêm.

1. Lời mở đầu

Ta biết: Nước có sử, nhà có phả.

Ta nên trình bày ý nghĩa của gia phả đối với họ tộc, giới thiệu nguồn gốc và những truyền thống tốt đẹp vốn có của dòng tộc sưu tầm những câu chuyện, những nội dung đẹp, những truyền thống của họ tộc; phương pháp trình bày, hướng dẫn người đọc để tiếp cận và hiểu một cách dễ dàng. Một số bản phả còn ghi lại những lời nhận xét, đánh giá của những người có uy tín, có ảnh hưởng cao trong họ tộc, trong xã hội đối với bản phả.

Lịch sử của đất nước ghi rõ từng thời kỳ với những con người, sự việc của nước nhà; còn gia phả tức sử của một dòng họ thì ghi những việc thuộc dòng họ ấy, bắt đầu từ ông / bà tổ phụ mẫu, người mà những người đang sống biết được, ghi đầy đủ về tổ quán của ông /bà tổ ấy cho đến ngày nay; ghi các thành viên (hậu duệ) của dòng họ, thứ thế (đời), ngày sanh, ngày mất, ghi hành trạng của họ; ghi phả đồ, ngoại phả và phụ khảo.

Trình bày gia phả tham khảo

Trình bày gia phả tham khảo

Người Việt Nam ta có câu: “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”, thực tế dựng gia phả lâu nay, chúng ta đều thấy câu nói trên là đúng! Có gia phả, con cháu sẽ nắm chắc ngày giỗ ông bà, không cưới gả với người trong họ, nắm rõ thứ thế để trong giao tiếp, việc thưa gởi, tôn ti sẽ rõ ràng.

2. Chính văn gia phả

Giống như phần thân bài của 1 bài văn thuở ngày còn cấp sách đến trường, chính văn gia phả là yếu tố chính của gia phả trong đó trình bày rõ thân thế, sự nghiệp, thế thứ của các thành viên trong họ tộc, có sơ đồ biểu thị để dễ dàng theo dõi.

Đối với bản thân mỗi người, phả ghi đầy đủ tên húy, tên tự, tên hiệu và các danh xưng khác ( nếu có); ngày tháng năm sinh ( nếu có thể thì ghi cả giờ sinh); là con ai, con thứ mấy trong gia đình; công việc, sự nghiệp, phẩm chất, tính cách và những điểm nổi bật của từng người. Những người có vị trí quan trọng có nhiều cống hiến, đóng góp cho dòng tộc, quê hương, đất nước thì ghi tỉ mỉ, chi tiết, với mục đích làm tấm gương cho các thế hệ sau học tập. Phần ghi vợ ( hoặc chồng) cũng được ghi đầy đủ những nội dung trên ( trong các phả cũ, người có nhiều vợ được ghi đầy đủ chính thất, thứ thất, kế thất …), sinh hạ mấy con, tên từng con. Người đã mất thì ghi rõ ràng ngày tháng năm mất, thụy hiệu, nguyên nhân từ trần, tang lễ, nơi chôn cất, cải táng, di táng …

Nếu có điều kiện thì in kèm ảnh chân dung của từng người cho sinh động. Người quá cố không lưu giữ được ảnh chân dung thì có thể in ảnh mộ chí.

Nội dung viết thêm (có tài liệu gọi là phần ngoại phả hay phụ khảo): 

Viết về các vấn đề ngoài phả hệ như: nhà thờ tổ, việc hưng công xây dựng, cung tiến của các cá nhân, gia đình; việc thờ cúng, giỗ Tổ, Tộc ước, các câu đối, áng văn thơ tiêu biểu đặc điểm xóm làng, quê hương họ tộc; mối quan hệ với các họ tộc khác ở địa phương…

3. Cách làm gia phả toàn tập

Để đễ hiểu và tra cứu cho thế hệ con cháu sau này, xu hướng lập hệ thống sơ đồ Gia phả Tộc đang trở nên phổ biến. Trước hết, theo quy tắc, nên lập Gia phả Tộc bên Nội trước, nếu có khả năng và điều kiện thì lập Nội, Ngoại luôn càng tốt. Sơ đồ nên dán hình nhỏ từng người vào vị trí rồi lồng khám treo trong nhà để dễ chỉ dẫn cho con cháu thấy.

Trình bày gia phả tham khảo

Trình bày gia phả tham khảo

Mô hình sơ đồ Thất Tổ: Lấy Cha Mẹ làm trọng tâm theo hình Thập tự gía

+ Hàng dọc (đứng): Trên Cha Mẹ 3 đời: Ông Bà, Ông Bà Cố, Ông Bà Tổ. Dưới Cha Mẹ 3 đời: Các con, Các cháu, Chác chắt.

+ Hàng ngang: Từ trái (trên) qua phải (dưới) Trên Cha Mẹ: Các Bác trai, Bác gái. Dưới Cha Mẹ: Các Cô, các Chú, Các Di, Các Cậu...

Mô hình sơ đồ Cửu Huyền: Thì trên Cha Mẹ là 4 đời, cao nhất là Ông Bà Cố Tổ (Tằng Tổ, Bành Tổ) dưới Cha Mẹ cũng 4 đời, thấp nhất là các Chút (Chít, Chụt chịt)

Ngoài ra nếu bạn có khả năng nên vẽ họa đồ theo hình Thập Tự Giá. Trên cao nhất là Cố Tổ hoặc theo một cây Cổ Thụ (hình tháp), thì trái lại Cố Tổ ở dưới gốc cây cổ thụ, trên ngọn cao là cháu chắt, chút chít…

Việc nghiên cứu gia phả là khoa học,thiêng liêng nên cần phải làm công phu, nghiêm túc trong việc dựng phả. Muốn làm gia phả trọn vẹn, trước hết phả hiểu thấu đáo dòng họ.

4. Các yếu tố cộng thêm trong gia phả

- Ngoại phả: ghi nhà thờ tổ, việc cúng bái, văn khấn, ghi khu mộ, ghi danh sách học vị các thành viên đỗ đạt, ghi tiểu sử một số thành viên nổi bật, ghi quan hệ hôn nhân cưới gả với dòng họ nào…

- Phụ khảo: ghi địa chỉ xóm ấp, đình miếu, chợ búa, bến đò…

Nghiên cứu gia phả là khoa học, thực hành gia phả là thiêng liêng. Phải công phu, nghiêm túc trong việc dựng phả. Gia phả là tư liệu quý giá cho dòng họ, nhà sử học, dân tộc học.

Hoaianvien tổng hợp

Bài viết liên quan

Nhận tài liệu và xin báo giá

“Sau khi điền thông tin và click nhận trọn bộ tài liệu ngay” bộ phận chăm sóc khách hàng của Hoài Ân Viên sẽ liên hệ với bạn.

Email
NHẬP EMAIL
Để đăng ký nhận tin
HOTLINE: 0909 12 13 82