Menu

CÁC LỄ CÚNG QUAN TRỌNG TRONG NHỮNG NGÀY TẾT NGUYÊN ĐÁN

Thời điểm Tết nguyên đán sắp đến gần, đây là giai đoạn tất bật nhất của năm khi chúng ta vừa phải chạy đua cho công việc, vừa phải chuẩn bị dần dần cho một mùa Tết được đủ đầy cho gia đình và người thân. Chính vì vậy, đôi khi chúng ta sẽ vô tình bỏ sót qua một số cột mốc, ngày cúng quan trọng trong thời điểm Tết. Hãy cùng Công viên nghĩa trang Hoài Ân Viên điểm qua để có một mùa Tết thật trọn vẹn nhé! 

1. Lễ cúng Ông Công, Ông Táo

Lễ cúng Ông Công, Ông Táo là một trong những lễ cúng truyền thống của người Việt Nam được tổ chức vào đêm 23 đến 30 tháng chạp âm lịch hàng năm để tiễn đưa ông Công và ông Táo trở về Thiên Đình báo cáo với Ngọc Hoàng. 

Theo quan niệm dân gian, ông Công và ông Táo là hai vị thần quản lý và giám sát tài sản của gia đình. Sau một năm giúp đỡ, giám sát gia đình, ông Công, ông Táo sẽ trở về thiên đình để báo cáo tất tần tật những việc tốt, không tốt của gia đình với Ngọc Hoàng và sẽ ra quyết định khen thưởng hay xử phạt. Vì thế, trong nghi lễ tiễn đưa họ, gia chủ thường sẽ cầu khấn và mong đem may mắn về gia đình. 

Trong các lễ cúng ngày Tết, ngoài bàn thờ, mâm đồ cúng thì khi cúng ông Công, ông Táo người Việt còn thường cúng kèm theo một con cá chép. Cá chép sau khi hoàn thành lễ cúng sẽ được phóng sanh với ý nghĩa làm phương tiện đưa ông Công, ông Táo về chầu trời. 

2. Cúng Tất niên

Cúng tất niên cũng là một trong các lễ cúng ngày Tết quan trọng. Thời điểm cúng tất niên thường diễn ra từ ngày 16 đến ngày 30 tháng chạp âm lịch, trước đêm giao thừa. Lễ cúng này mang ý nghĩa tiễn đưa mọi điều xấu trong năm cũ và đón chờ những điều tốt lành trong năm mới. 

Trong lễ, người ta thường chuẩn bị một mâm đồ cúng được bày trí đẹp mắt bao gồm bánh chưng, bánh Tết, nhang, trà, rượu, đèn, muối gạo, bánh mứt, xôi chè và các món mặn. Sau đó, thắp nhang cầu khấn với tổ tiên, thần linh và những người khuất mặt để mong cầu sức khỏe, bình an và phúc lộc cho gia đình trong năm mới.

3. Cúng rước ông bà

Cùng rước ông bà là một trong các lễ cúng ngày Tết thể hiện sự tri ân, tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên được người Việt gìn giữ. Lễ mang ý nghĩa rước ông bà, tổ tiên về đón Tết cùng con cháu và thường diễn ra vào thời điểm cuối năm cũ – nhằm ngày 29 hoặc 30 tháng chạp âm lịch. 

Lễ cúng rước ông bà  là một trong những nghi lễ trọng đại, với ý nghĩa sâu sắc và giá trị văn hóa lớn nên thường được chuẩn bị kỹ càng với mâm cúng cùng các vật tín ngưỡng như nhang, rượu, vàng mã,…  Tùy vào phong tục mỗi gia đình, mà có thể chọn cúng mâm cỗ chay hoặc mặn. 

4. Cúng Giao Thừa

Cúng Giao Thừa là một trong các lễ cúng ngày Tết truyền thống của người Việt Nam. Và thường được tổ chức vào đêm giao thừa, để chào đón năm mới, cầu mong cho gia đình có một năm mới an lành, phát tài phát tài, công danh.

Giao thừa là gì? Ý nghĩa, phong tục đêm giao thừa

Trong lễ cúng Giao thừa, gia chủ sẽ chuẩn bị một bàn thờ với nhiều loại hoa, trái cây và các loại bánh truyền thống  như bánh chưng, bánh Tết, mứt, kẹo… cùng với nhang, rượu, nước lọc, muối, trà để chuẩn bị cho lễ cúng. Sau khi cúng giao thừa, mọi thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau, đón chào năm mới và chia sẻ với nhau những vất vả trong năm.  

5. Cúng Tân Niên

Trong các lễ cúng ngày Tết, nếu cúng tất niên để tiễn đưa năm cũ, thì cúng tân niên mang ý nghĩa chào đón năm mới và cầu mong cho gia đình một năm mới an khang thịnh vượng, công danh đạt đỉnh, phát tài phát lộc. Vì thế, lễ cúng thường diễn ra vào đầu năm mới, cụ thể là buổi sáng mùng 1 Tết. 

Bên cạnh mâm cúng, gia chủ còn cần chuẩn bị đồ cúng cần thiết theo nghi lễ. Sau khi hoàn thành lễ cúng, gia đình sẽ cùng nhau ngồi lại bên bàn ăn để thưởng thức bữa cơm Tân Niên và chia sẻ những niềm vui, trong năm mới.

6. Cúng Chiêu Điện và Tịch Điện

Cúng Chiêu Điện, Tịch Điện là hai lễ được thực hiện vào cùng trong một ngày – Mùng 2 Tết. Trong đó, cúng Chiêu Điện vào buổi sáng mùng 2, mang ý nghĩa mời ông bà, tổ tiên về dùng bữa cơm cùng gia đình. Ngược lại, cúng Tịch Điện có nghĩa là mời ông bà, tổ tiên đi ngủ và được thực hiện vào buổi chiều mùng 2. 

Thông thường, tùy vào phong tục gia đình, mà có thể chuẩn bị mâm cơm mặn hoặc chay. Nhìn chung, mâm cỗ thường có  các món cơ bản ngày Tết như bánh chưng, thịt heo, thịt gà, bánh Tết, dưa hành và cơm trắng.

7. Lễ Cúng Hóa Vàng

Lễ cúng hóa vàng hay còn còn được biết đến là lễ đưa ông bà, sau khi đã đón ông bà về ăn Tết cùng gia đình vào ngày 30 tháng chạp âm lịch. Đây là một trong các lễ cúng ngày Tết nhằm bày tỏ sự hiếu kính, tri ân với tổ tiên mà bạn không được quên. 

Thông thường, lễ cúng hóa vàng sẽ diễn ra vào ngày mùng 3 tháng giêng và kèm theo đó là đốt vàng mã, hóa vàng để tiễn ông bà, tổ tiên, những người đã khuất về lại cõi âm. Ngoài vàng mã, mâm cơm cúng tiễn đưa là điều không thể thiếu. Tùy vào truyền thống mỗi gia đình, mâm cơm có thể mặn hoặc chay. 

8. Lễ cúng Thần tài, Thổ địa

Thần Tài và Thổ địa là hai vị thần cai quản tài lộc, đất đai và sự thịnh vượng của gia đình trong tín ngưỡng. Do đó, trong các lễ cúng ngày Tết, cúng Thần Tài, Thổ Địa là lễ cúng mang ý nghĩa cầu mong tài lộc, thành công và may mắn trong năm mới. 

Thời điểm đẹp nhất để vía Thần Tài, Thổ Địa sẽ giao động từ 7 đến 9 giờ sáng ngày mùng 10 tháng giêng. Đây là thời điểm đẹp trong ngày, có thể mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ. Ngoài ra, khi cúng Thần Tài, Thổ Địa, bạn cũng đừng quên nghi thức dọn dẹp và chuẩn bị mâm cỗ, trái cây, lễ vật thật tươm tất nhé!

Cách cúng Thần Tài, Thổ Địa 2023 chuẩn nghi lễ giúp gia chủ mang lại nhiều  tài lộc | Vincom

Trên đây là 8 cột mốc quan trọng trong thời điểm Tết nguyên đán, mỗi lễ cúng sẽ được linh hoạt tùy theo nhu cầu và điều kiện của từng gia đình. Hãy ghi nhớ để có thể thực hiện đầy đủ trong dịp Tết năm nay nhé! Theo dõi thêm các thông tin khác tại Website Công viên nghĩa trang Hoài Ân Viên tại đây. 

Khi lựa chọn mua đất xây mộ phần và sử dụng các dịch vụ tại công viên nghĩa trang Hoài Ân Viên, khách hàng sẽ được nhận các phúc lợi sau: 

  • Mộ phần được đặt trên vùng đất địa linh, đảm bảo các hướng phong thủy tùy theo nhu cầu gia đình người mất. Thời hạn sử dụng đất vĩnh viễn.
  • Chính sách thanh toán linh động, thanh toán nhiều lần không lãi suất đáp ứng tối đa nhu cầu. 
  • Mộ phần được chăm sóc và bảo vệ bởi đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. 
  • Sản phẩm đa dạng, các nghi lễ được tổ chức định kỳ với quy mô lớn. 
  • Vị trí địa lý thuận lợi cho người nhà di chuyển, dễ dàng đến thăm mộ phần. 

Để tìm hiểu và nhận tư vấn các dịch vụ, vui lòng liên hệ đến Fanpage Công Viên nghĩa trang Hoài Ân Viên hoặc thông tin bên dưới.

  • CÔNG VIÊN NGHĨA TRANG HOÀI ÂN VIÊN
  • Website: https://hoaianvien.com.vn/ 
  • CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN BETA VIỆT
  • Trụ sở: 129-131 Lũy Bán Bích, P. Tân Thới Hòa, Q.Tân Phú, TP HCM
  • Địa chỉ: Hoài Ân Viên, Hàng Gòn, TP.Long Khánh, Đồng Nai
  • Điện thoại: 0909 12 13 82
  • Email: hoaianvienbeta@gmail.com
Bài viết liên quan

Nhận tài liệu và xin báo giá

“Sau khi điền thông tin và click nhận trọn bộ tài liệu ngay” bộ phận chăm sóc khách hàng của Hoài Ân Viên sẽ liên hệ với bạn.

Email
NHẬP EMAIL
Để đăng ký nhận tin
HOTLINE: 0909 12 13 82