Menu

Bánh chưng các miền giống hay khác nhau? Ý nghĩa bánh chưng ngày Tết

Bánh chưng các miền giống hay khác nhau? Ý nghĩa bánh chưng ngày Tết

Ấm cúng gia đình bên nồi bánh trưng ngày tết

Bánh chưng gợi nhớ ngày Tết hay Tết gợi hương vị bánh chưng? Không biết tự bao giờ, món bánh truyền thống ấy đã trở thành thứ không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên, thành món ăn đặc trưng trong ngày Tết. Với nhiều gia đình, chiếc bánh chưng đã không còn đơn thuần là món ăn mà là niềm vui, niềm hân hoan sum họp trong những ngày đầu năm mới.

Bánh Chưng là biểu tượng cho sự sum họp ngày Tết

Bánh Chưng là biểu tượng cho sự sum họp ngày Tết

Truyền thuyết về nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy

Có nhiều truyền thuyết dân gian cũng như có nhiều học giả, nhà nghiên cứu văn hóa giải thích khác nhau về nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy.

Truyền thuyết kể rằng: Ngay sau khi phá xong giặc Ân, vua Hùng muốn truyền ngôi cho con. Vào dịp đầu xuân, vua cho mở hội và bảo các con rằng: Ai tìm được thức ăn ngon lành để bày cỗ và có ý nghĩa hay thì ta truyền ngôi cho. Các Lang (các người con của vua Hùng) đã đua nhau làm ra những món lạ từ những nguyên liệu là "sơn hào hải vị" quý hiếm khắp nơi. Riêng người con trai thứ 18 của vua Hùng là Lang Liêu tính tình thuần hậu, chí hiếu, đã làm ra bánh chưng, bánh giầy.

Bánh giầy tượng trưng cho Trời, hình tròn, nhỏ, nằm gọn trong lòng bàn tay. Màu trắng nõn. Có hai miếng lá xanh cắt tròn đậy trên dưói. Mặt trên hình vòng cung giống như bầu trời. Trong xã hội Việt Nam thời xưa, bánh giầy dùng làm lễ vật tinh khiết để tế Trời và tế Thần. Chấp nhận Trời là đấng khai sáng vũ trụ, chủ tể trời đất. Thần là chủ trị địa phương.

Bánh giầy còn là lễ vật khao vọng cho những người được thăng quan tiến chức, hay học hành đỗ  đạt. Biếu cặp bánh giầy là có ý nói lên lòng mơ ước tân chức biết sống có đức – độ, lấy quyền hành mà làm "ích quốc lợi dân", thảo hoạch chương trình hành động theo ý trời hợp với lòng dân. Một thứ nhắc khéo là đừng vinh thân phì gia, đừng vơ vét tham nhũng của dân.

Bánh Chưng có hình vuông tượng trưng cho đất mẹ, cho vẻ đẹp của Tiên nhân

Bánh Chưng có hình vuông tượng trưng cho đất mẹ, cho vẻ đẹp của Tiên nhân

Còn bánh chưng thì hình vuông, tượng trưng cho đất, theo quan niệm xưa: Trời tròn đất vuông. Bánh dầy tượng trưng cho Trời, cho cha, cho rồng, cho sức mạnh… thì bánh chưng tượng trưng cho đất, cho mẹ, cho Âu Cơ, cho vẻ đẹp mỹ miều của Tiên nhân. Việc gói bánh chưng phiền phức hơn làm bánh giầy, cũng nói lên tính cách phiền toái, đa dạng của lối sống trên mặt đất. Bánh chưng gói ghém hoa màu đồng nội, biến những thực phẩm thông thường hàng ngày của người nội trợ như thịt, mỡ, đậu, hành, tiêu muối… thành một hương vị đặc biệt của ngày Tết.

Bánh chưng được gói năm ba lớp lá như lòng người mẹ bao bọc lấy người con. Con từ khi trong lòng mẹ, đến khi con chào đời, mẹ lo lắng cho từng cái khăn cái tã, từng miếng ăn giấc ngủ. Lòng mẹ bao la không hề quản khó nhọc nuôi con, dạy dỗ cho con thành người. Ngày Tết, ngày sum họp gia đình, ăn một miếng bánh chưng là cảm nghĩ về mẹ, sống với mẹ. Anh chị em đùm bọc lấy nhau, vì cùng một mẹ sinh ra như trăm con nở ra từ một bọc trứng. Ngày Tết là ngày vui nhất của đại gia đình về sum họp.

Cái giỏi và cái tâm của Lang Liêu là biết sử dụng những nguyên liệu thông thường có sẵn như: lá, gạo nếp, đậu xanh, thịt heo… để làm thành món ăn, mà trong đó đã gói ghém cả một nền văn minh nông nghiệp lúa nước, mang ý nghĩa sâu xa để làm vật phẩm cúng tế tổ tiên, đất trời. Kết quả Lang Liêu được vua cha chọn nhường ngôi.

Từ đó, cứ đến Tết Nguyên đán, dân gian bắt chước làm theo, sau thành tục lệ để cúng Tổ tiên, cúng Trời Đất. Dần dần, bánh chưng đã trở thành món ăn truyền thống, độc đáo của dân tộc. Đây cũng là một trong những bằng chứng cụ thể chứng tỏ văn hóa ẩm thực Việt Nam với nhiều món ăn đặc sắc, hấp dẫn.

Bánh chưng các miền giống và khác nhau như thế nào?

Những chiếc bánh chưng được gói vuông vắn trong những chiếc lá dong là hình ảnh quen thuộc thường thấy tại miền Bắc.

Người miền Nam lại có loại "bánh chưng" của riêng mình gọi là bánh tét. Nguyên liệu vẫn vậy nhưng bánh được gói thành hình trụ dài. Bánh tét thường được gói với ít đỗ và rất ít hoặc không có thịt, để có thể ăn được đến cả những ngày sau Tết. Bánh tét có thể dùng lá chuối thay cho lá dong. Với 2 đến 4 chiếc lá xếp theo chiều dọc, rải gạo, đỗ theo chiều của lá và quấn bằng lạt giang để bó chặt chiếc bánh. Ở miền Nam, bánh tét có rất nhiều loại như: bánh tét chay không nhân, bánh tét mặn, bánh tét ngọt và bánh tét nhân thập cẩm...

Miền Nam với loại

Miền Nam với loại "bánh Chưng" riêng của mình nhưng mang hình dáng khác được gọi là bánh Tét

Từ năm 1802, sau khi đất nước được thống nhất dưới thời Gia Long, bắt đầu có sự kết hợp văn hóa cổ truyền của đất Bắc và văn hóa mới phong phú của vùng đất mới phương Nam. Do đó, ngày Tết ở miền Trung họ gói cả bánh chưng và bánh tét. Bánh chưng ở miền Trung thì thường được gói bé hơn chiếc bánh chưng ngoài Bắc và đặc biệt ít nhân hơn. Bánh tét thì giống như trong miền Nam, tuy nhiên, món bánh này lại không được dùng làm quà biếu trong những ngày đầu năm như ở miền Nam, bởi tên gọi “đòn bánh tét” nghe như đòn roi (Trẻ con miền Trung ngày xưa, mỗi khi lỡ ham chơi lêu lổng, bị cha mẹ la rầy kêu về, nghe câu dọa: “Đi mau về nhà được ăn bánh tét” thì hồn vía lên mây).

Ngoài ra, ở một số vùng miền núi của nước ta cũng có loại bánh chưng mang nét đặc biệt của riêng mình. Ví dụ như ở Sapa, họ gói bánh chưng thành từng chiếc nhỏ, không vuông như bánh Bắc, cũng chẳng dài như bánh Nam, có hai loại là bánh chưng trắng và bánh chưng đen. Còn về phần nhân thì cũng giống bánh chưng. Món bánh này có vị mềm dẻo, dễ ăn nên rất được người Sapa và du khách ưa chuộng.

Mỗi vùng miền có một loại bánh Chưng khác nhau, song đều có ý nghĩa trong ngày Tết

Mỗi vùng miền có một loại bánh Chưng khác nhau, song đều có ý nghĩa trong ngày Tết

Dù hình dáng và cách thức có sự khác nhau, song về mặt ý nghĩa thì hoàn toàn giống nhau là mong muốn cả gia đình đoàn viên sum họp, cùng bên nhau đón giao thừa, vui xuân đón Tết và mong năm mới thật nhiều may mắn và bình an.

Xem thêm: Chuẩn xác tử vi trọn đời của cầm tinh 12 con giáp

Hoài Ân Viên

Bài viết liên quan

Nhận tài liệu và xin báo giá

“Sau khi điền thông tin và click nhận trọn bộ tài liệu ngay” bộ phận chăm sóc khách hàng của Hoài Ân Viên sẽ liên hệ với bạn.

Email
NHẬP EMAIL
Để đăng ký nhận tin
HOTLINE: 0909 12 13 82