Ông Táo (Táo quân hay Thổ Công) là vị thần cai quản mọi chuyện của gia chủ, ngăn chặn những điều xấu, sự xâm phạm của ma quỷ để giữ bình yên, thịnh vượng trong nhà.
Một số đặc trưng trong lễ cúng Ông Công Ông Táo như: cúng cá chép vì đây là phương tiện để các ông cưỡi về trời. Sau khi cúng xong, mọi nhà sẽ đem các thả ra ao, hồ, sông tựa "cá vượt Vũ môn", " Cá chép hóa rồng". Lưu khi thời gian cúng trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp vì khi này, thiên đình đóng cửa, các ông không thể lên trời.
Năm nay 2022 Nhâm Dần, chào đón Tết Nguyên Đán, ngày Ông Công Ông Táo rơi vào ngày thứ ba, ngày 25/01/0222 ( lịch dương) và chỉ sau một tuần sau đó, thứ ba ngày 01/02/2022 chúng ta thực hiện lễ đón ông Táo về hạ giới, chào đón ngày đầu tiên của năm mới Nhâm Dần 2022.
Phong tục thờ cúng Táo quân trong dân tộc ta
Lễ vật cúng Ông Công Ông Táo cần chuẩn bị những gì?
Lễ vật cúng Ông Công Ông Táo không quá cầu kì, tuy nhiên các gia đình nên chuẩn bị trước đó chu đáo, cẩn thận.
Mâm lễ vật cúng ông Táo:
Mâm cơm cúng lễ: Tùy phong tục và sự chuẩn bị của mỗi gia đình, mâm cơm cúng sẽ có từ 6 món, có thể tham khảo những món cúng như: đĩa xôi; con gà (gà luộc nguyên con) hoặc một khổ thịt lợn luộc; đĩa giò; bát canh; đĩa xào; đĩa đồ mặn khác (có thể là nem rán, đĩa thịt đông, đĩa tôm hấp,…)
Mâm cơm mặn đầy đủ để cúng ông Táo như sau:
Ngoài ra, gia đình có thể chuẩn bị thêm chè như chè trôi nước, chè kho, các loại bánh ngọt, trái cây,… để mâm cơm thêm phần sum vầy, đẹp mắt.
Đối với các gia đình ăn chay, có thể chuẩn bị mâm cơm chay cúng đầy đủ sau:
- Thịt gà chay xào hoặc chiên
- Canh thập cẩm chay
- Mướp xào giá đỗ chay
- Giò chay
- Nem chay rán
- Chè chay
Mâm lễ vật cúng ông Công ông Táo
Cúng ông Táo kiêng gì để không phạm?
- Cúng lễ đúng ngày, không để sau 23 tháng Chạp.
- Không dâng cúng các món ăn lạ.
- Không cầu tài lộc, tình duyên.
- Làm lễ cúng Táo quân đúng nơi, đúng chỗ.
- Không rán cá chép cúng ông Công ông Táo.
Văn khấn cúng Ông Táo:
Văn khấn ông Công ông Táo
"Nam mô a di đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ (chúng) con là: ……………
Ngụ tại:…………
Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô a di đà Phật! (3 lần)"
_Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa thông tin_
Thông tin thêm về lễ cúng Ông Công Ông Táo
Theo GS Trần Lâm Biền - nhà nghiên cứu văn hóa dân gian - phong tục thờ cúng Táo quân của dân tộc ta không phải là một hủ tục mê tín dị đoan.
Đó là một tín ngưỡng văn hóa dân gian có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.
Theo đó, cứ đến ngày 23, 24 tháng Chạp, Táo quân lên chầu trời để báo cáo với Ngọc Hoàng việc làm tốt, xấu của gia chủ trong năm. Nên khi cúng người ta hay cúng bánh mật để Táo quân ăn, khi lên báo cáo thiên đình sẽ nói những lời ngọt ngào, có lợi cho gia chủ…
Tín ngưỡng này giàu ý nghĩa nhân văn, hướng con người ta tích cực làm việc tốt, sống lương thiện. GS Trần Lâm Biền chia sẻ: "Theo truyền thống thì lễ cúng Táo quân chỉ cần mâm cơm, chè ngọt, trầu cau, hoa quả đơn giản, không cần quá cầu kỳ...".
_Hoài Ân Viên Sưu tầm, tổng hợp từ nhiều nguồn_
“Sau khi điền thông tin và click nhận trọn bộ tài liệu ngay” bộ phận chăm sóc khách hàng của Hoài Ân Viên sẽ liên hệ với bạn.