Menu

Lễ Vu Lan, nét văn hóa đậm tình người

Lễ Vu Lan, nét văn hóa đậm tình người của người Việt Nam ta đã trải qua biết bao nhiêu thế hệ giữ gìn và phát triển. Đây là ngày lễ hết sức có ý nghĩa trong Phật giáo nói riêng và của cả dân tộc nói chung. Vì sao lại như vậy? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Truyền thống "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam được giữ gìn và truyền từ đời này sang đời khác. Bởi đạo lí nhân nghĩa ấy luôn hướng con người về cội nguồn của mình, không bao giờ quên công ơn của cha mẹ, ông bà, tổ tiên, răng dạy con người phải có tấm lòng hiếu hạnh, ở đời nên lấy nhân nghĩa làm trọng. Và ngày Lễ Vu Lan cũng là một nét văn hóa đẹp của dân tộc ta để tưởng nhớ về cội nguồn, về quê hương, nơi "chôn nhao cắt rốn", và cũng là dịp để gia đình quay quần bên nhau.

Nguồn gốc của Lễ Vu Lan

Lễ Vu Lan xuất phát từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ (quỷ đói). Và nó đã trở thành ngày lễ trong năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ, ông bà tổ tiên nói chung, nhắc nhở mỗi người nên biết trân trọng những gì mình đang có, nhắc nhở bổn phận làm con phải luôn nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ mà làm những việc hiếu nghĩa để thể hiện tình cảm, lòng biết ơn với họ. 

Kể từ khi Phật giáo được truyền vào Việt Nam, ngày lễ Vu Lan (15 tháng 7 âm lịch hằng năm) đã trở thành truyền thống của tinh thần báo hiếu, báo ân, phù hợp với tinh thần tín ngưỡng thờ tổ tiên thiêng liêng của người dân Việt. Qua hàng nghìn năm, Vu Lan báo hiếu luôn là một trong những ngày lễ có sức sống văn hóa mãnh liệt nhất trong đời sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam chúng ta.

Lễ Vu Lan, nét văn hóa đậm tình người

Lễ Vu Lan, nét văn hóa đậm tình người

Trong ngày Lễ Vu Lan chúng ta nên làm gì?

Đi chùa cầu bình an cho cha mẹ, ông bà

Ngày lễ Vu Lan xuất phát từ tích Mục Kiền Liên cứu mẹ trong kinh Phật, bạn hãy dành thời gian cùng gia đình đi lễ Chùa cầu an, cầu siêu, niệm kinh, làm công quả, việc thiện hay thả đèn hoa đăng để tích công đức. Đi chùa vừa để cầu an cho gia đình, gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình thêm gần gũi, vừa là cách để tâm hồn bạn lắng lại giữa bộn bề cuộc sống và lan tỏa tình yêu thương, nhân ái đến mọi người nhiều hơn.​

Thăm viếng mộ tổ tiên

Đối với người đã khuất, ngày lễ Vu Lan là ngày để bạn tri ân, kính nhớ đến họ, hướng về nguồn cội. Bạn nên thăm viếng, chăm sóc phần mộ ông bà tổ tiên, những người đã khuất để thể hiện lòng biết ơn, tôn kính. Đem những việc tốt trong năm để dâng lên ông bà, cầu nguyện cho gia đình được bình an cũng như điểm lại những việc chưa tốt để khắc phục sửa chữa trong thời gian sắp đến.

Lễ Vu Lan đi thăm viếng, quét dọn mộ phần của cha mẹ ông bà để tỏ lòng hiếu ân

Lễ Vu Lan đi thăm viếng, quét dọn mộ phần của cha mẹ ông bà để tỏ lòng hiếu ân

Nấu mâm cơm cúng để dâng lên ông bà tổ tiên

Mâm cơm cúng ông bà tổ tiên là nghi lễ cổ truyền của dân tộc Việt Nam trong ngày lễ Vu Lan. Mâm cơm cúng thể hiện lòng thành kính và mong muốn tổ tiên được an nghỉ dưới "suối vàng".

Nghi lễ bông hồng cài áo

Trong ngày lễ Vu Lan, tại các hội đoàn hay pháp hội thường thực hiện nghi lễ bông hồng cài áo. Đây là một nghi lễ rất đẹp và ý nghĩa. Một bông hồng đỏ cho những ai may mắn còn ba, mẹ trên đời và một bông hồng trắng nếu như ba, mẹ không còn bên cạnh mình nữa mà đã đi về cõi vĩnh hằng. Nghi lễ đầy nhân văn này nhắc nhở ta rằng hãy quý trọng thời gian tươi đẹp như bông hồng đỏ thơm ngát lúc ba mẹ còn bên cạnh để không phải hối tiếc khi Người rời xa ta, như bông hồng trắng buồn bã nơi ngực áo.

"...Hỡi những ai là người con hiếu thảo, mau quay về tam bảo để cầu xin. Chắp tay khấn vái Phật trời, cầu cho cha mẹ sống đời với con..." Câu hát ấy đã được lưu truyền biết bao thế hệ, luôn nhắc nhỡ chúng ta về ý nghĩa của gia đình.

Nhân dịp mùa Lễ Vu Lan năm nay, Hoài Ân Viên tổ chức Đại lễ Cầu Siêu với mục đích cầu mong hương linh người quá cố siêu sanh tịnh độ, cầu cho nhân dân được mạnh khỏe, an lạc và hạnh phúc; thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, luôn tưởng nhớ biết ơn những người đi trước, là sợi dây liên kết giữa người còn sống và người đã khuất.

Công ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển BeTa Việt trân trọng kính mời Quý Khách đến tham dự "Đại Lễ Cầu Siêu – Vu Lan Báo Hiếu" được tổ chức tại Công Viên Nghĩa Trang Hoài Ân Viên.

  • Địa chỉ: CVNT Hoài Ân Viên - Quốc lộ 56 - Xã Hàng Gòn - Thành Phố Long Khánh - Tỉnh Đồng Nai
  • Đại lễ khai mạc lúc 8h00 ngày 23/08/2020 nhằm ngày 05/07 năm Canh Tý

Công Viên Nghĩa Trang Hoài Ân Viên, trân trọng kính mời!

Hoài Ân Viên

 

Bài viết liên quan

Nhận tài liệu và xin báo giá

“Sau khi điền thông tin và click nhận trọn bộ tài liệu ngay” bộ phận chăm sóc khách hàng của Hoài Ân Viên sẽ liên hệ với bạn.

Email
NHẬP EMAIL
Để đăng ký nhận tin
HOTLINE: 0909 12 13 82