Menu

Kỷ niệm 130 năm ngày sinh của Bác

Đã qua rồi thời đạn pháo bom rơi, thời kháng chiến chống giặc ngoại xâm xâm lược. Thời đấu tranh gian khổ hào hùng. Trong trang lịch sử vàng son chói lọi ấy Bác chính là ngọn đèn soi sáng cho dân ta. Hôm nay, con nhớ Bác.

Với một “tinh thần thép” sống vì giành độc lập cho dân tộc và những đức tính cao quý, Bác đã giúp dân tộc Việt Nam được giải phóng, được hưởng hòa bình và hạnh phúc như hôm nay. Và hôm nay, nhân kĩ niệm ngày sinh của Bác, chúng ta hãy cùng tưởng nhớ đến Người, ca ngợi, và bày tỏ lòng biết ơn đối với vị anh hùng dân tộc ấy. 

19/05, ngày mà cả thế giới chứng kiến một vĩ nhân chào đời dưới cái tên Nguyễn Sinh Cung – Đó là Bác Hồ của chúng ta sau này. Bác sinh ngày 19 tháng 05 năm 1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Với tinh thần yêu nước nồng nàn, thương dân sâu sắc, sự nhạy bén về chính trị, Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước lúc bấy giờ và quyết tâm ra đi tìm con đường để cứu dân, cứu nước.

Vẫn nhớ mãi mẫu chuyện “hai bàn tay” thời tiểu học cùng câu Bác nói với người bạn của mình – Anh Lê “đây, tiền đây” rồi Bác giơ hai bàn tay ra. Câu nói ấy như đơn giản nhưng chứa đựng thâm thúy quy luật của cuộc đời và một con người vì yêu nước không bao giờ sợ cực khổ khó khăn. Bác có thể làm bất cứ việc gì từ hai bàn tay ấy dù chỉ có một mình, có chông gai, thử thách tới đâu… miễn là có thể sống và có thể đi. Ngày 05 tháng 06 năm 1911, tại bến nhà rồng, Bác ra đi tìm đường cứu nước.

Kĩ niệm 130 năm ngày sinh của Bác

Kĩ niệm 130 năm ngày sinh của Bác

Ròng rã hơn 20 năm bôn ba và hoạt động cách mạng ở nước ngoài, năm 1931 tại Hương Cảng, Trung Quốc, Bác đã bị bắt. Người bị giam cả thảy hơn một năm. Ban đầu chính quyền Anh tại Hương Cảng dự định trục xuất ông với ý định lực lượng của Pháp sẽ bắt ông và đưa về Việt Nam. Tại đó Pháp sẽ thi hành ngay tức thì bản án tử hình vắng mặt cho Nguyễn Ái Quốc đã được tuyên tại Tòa án Vinh từ tháng 10/1929. Trong lúc tính mạng “ngàn cân treo sợi tóc” ấy, Người vẫn không hề run sợ, vẫn không hề bỏ cuộc. Bị cầm tù về thân thể chứ không thể nào cầm tù được tâm hồn và quyết tâm của người chiến sĩ ấy. Tinh thần và quyết tâm ấy được Bác thể hiện trong tập thơ “Nhật kí trong tù” – tập thơ Bác đã sáng tác khi bị giam cầm nơi đó. Trải qua bao nhiêu khó khăn vất vả, cùng sự giúp đỡ của những người yêu cách mạng, cuối cùng Bác đã thoát được và tiếp tục con đường cách mạng của mình.

Với quyết tâm kiên định và tinh thần yêu nước sâu sắc, Bác làm hết tất cả mọi thứ để giúp dân tộc Việt Nam có thể dành độc lập, tiêu diệt ách thống trị nô lệ, bốc lột vô sản. Hi sinh mình để đổi lấy độc lập dân tộc, bỏ phí thanh xuân lưu lạc nơi xứ người, gian nan, nguy hiểm Bác vẫn không bao giờ ngừng lại, không bao giờ chịu chùn bước, buông xuôi. Bác của chúng ta là thế, một đời đấu tranh vì dân tộc, vì những người dân vô sản phải chịu áp bức tù đày. 

Điểm vàng von chói lọi nhất chắc có lẽ là ngày 2 tháng 9 năm 1930 Bác Hồ đọc bảng “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Góp phần cổ vũ các phong trào đấu tranh giành độc lập của các dân tộc trên thế giới. Và hôm nay, đất nước này đã được hòa bình, đời sống chính trị ổn định, kinh tế xã hội phát triển đều là nhờ có Bác. Bác là niềm tự hào của dân tộc ta, là một vị lãnh tựu vĩ đại, một anh hùng của dân tộc Việt Nam. Ở Bác, chúng ta không chỉ nể phục tài lãnh đạo và tư duy đúng đắn, mà còn với những đức tính giản dị, cần cù, chịu khó, ham học hỏi, thương dân hơn cả thương chính mình, đặc biệt là thế hệ thanh thiếu niên… Hạnh phúc và tự hào lắm khi được Bác sinh ra trên đất nước này.

Nhưng đời người vốn dĩ là vô thường. Ngày Bác mất, tất cả mọi người lòng đau như cắt, mất mát ấy không một lời nào có thể diễn tả. Bác đã ra đi, ra đi mãi mãi, để lại bao nhiêu niềm tiếc nuối. Tiếc vì Bác chưa được vào thăm miền Nam, tiếc vì Bác chưa được nhìn thấy đất nước mà mình hi sinh, tranh đấu được hoàn toàn thống nhất. Mong muốn của Bác đã thành sự thật, nhưng Bác đã không có cơ hội để được nhìn thấy nó. Nhưng Bác cứ yên tâm, thế hệ trẻ tương lai chúng con sẽ gìn giữ và phát triển đất nước này thật tốt, để nước Việt Nam của chúng ta có thể sánh vai cùng các cường quốc năm châu, ngày càng vươn lên khẳng định mình trên trường quốc tế.

Đêm nay bên bến Ô Lâu
Cháu ngồi cháu nhớ chòm râu Bác Hồ
Nhớ hình Bác giữa bóng cờ
Hồng hào đôi má, bạc phơ mái đầu
Mắt hiền sáng rực như sao
Bác nhìn tận đến Cà Mau sáng ngời
Nhớ khi trăng sáng đầy trời
Trung thu bác gởi những lời vào thăm
Nhớ ngày quê cháu tan hoang
Lụt trôi, Bác gởi lúa vàng vào cho
Nhớ khi nhà cháu ra tro
Bác đưa bộ đội về lo che giùm
Bác ơi nhớ mấy cho cùng
Ngoài xa Bác có thấu lòng cháu không.
Đêm đêm cháu những bâng khuâng
Giở xem ảnh Bác cất thầm bấy lâu
Nhìn mắt sáng, nhìn chòm râu
Nhìn vầng trán rộng, nhìn đầu bạc phơ
Càng nhìn càng lại ngẩn ngơ
Ôm hôn ảnh Bác mà ngờ Bác hôn
Bác ơi dù cách núi non
Mà hình Bác vẫn trong lòng không xa
Giặc kia muốn cắt sơn hà
Mà miền Nam vẫn hướng ra Bác Hồ,
Hướng về sắc đỏ ngọn cờ
Về ngày Nam Bắc cõi bờ liền nhau.
Đêm nằm cháu những chiêm bao
Ngày vui thống nhất Bác vào miền Nam.
Cổng chào dựng chật đường quan
Bác đến đình làng Bác đứng trên cao
Bác cười thân mật biết bao
Bác dặn đồng bào cặn kẽ từng câu
Ung dung Bác vuốt chòm râu
Bác xoa đầu cháu, Bác âu yếm cười.
Đêm nay trăng lại sáng rồi
Trung thu nhớ bác cháu ngồi cháu trông
Ngoài xa nghe tiếng trống rung
Nghe những nhi đồng nhảy múa hò reo
Bác chắc cũng nhớ cháu nghèo
Miền Nam đau khổ sớm chiều trông ra”.

Thanh Hải

 Hoaianvien
 

Bài viết liên quan

Nhận tài liệu và xin báo giá

“Sau khi điền thông tin và click nhận trọn bộ tài liệu ngay” bộ phận chăm sóc khách hàng của Hoài Ân Viên sẽ liên hệ với bạn.

Email
NHẬP EMAIL
Để đăng ký nhận tin
HOTLINE: 0909 12 13 82