Menu

Ít Ai Biết Ý Nghĩa Thật Sự Của Ngày Rằm Âm Lịch

Hoài Ân Viên- Ngày Rằm Âm Lịch hay ngày 15 theo lịch âm hàng tháng mang nhiều tầng lớp ý nghĩa. Nhưng thực sự ngày rằm còn nhiều ý nghĩa đặc biệt mà nhiều người chưa biết.

Xem thêm: Phong tục và ý nghĩa của việc thắp nhang trong văn hóa người Việt

      Theo quan niệm dân gian- Ý Nghĩa Thật Sự Của Ngày Rằm Âm Lịch

Theo dân gian truyền miệng, ngày rằm là ngày trăng tròn, tổ tiên cùng con cháu đoàn tụ, sum vầy.

Ngày rằm âm lịch theo quan niệm dân gian


Ông bà và các vị thần đến thăm con cháu. Cho nên, người người vào ngày này thường thiết đãi, thắp hương cầu khẩn thật phải phép con cháu. Các vị thần hài lòng với hương hoa lễ vật, tấm lòng chân thành dâng lễ vật đến tổ tiên, mọi sự sẽ được bình an thuận lợi. Nếu không, người sẽ đắc tội với bề trên nên thường gặp tai ương hoạn nạn.

      Theo khoa học- Ý Nghĩa Thật Sự Của Ngày Rằm Âm Lịch

Ngày rằm là ngày 15 âm lịch hàng tháng( hay còn được gọi là Ngày Vọng), mặt trăng và trái đất gần như nằm trên một đường thẳng. Theo các nhà nghiên cứu về năng lượng, vào ngày này một xung năng lượng đặc biệt được tạo ra có tác động xấu đến con người như tai nạn, bệnh tật... 


Ngày rằm âm lịch theo góc nhìn khoa học

“Các nhà dịch lý học Việt Nam thời xưa cũng đã hiểu biết sâu sắc về tác động có hại của nguồn sáng trăng rằm và đã nói điều đó qua những câu ca dao. Chẳng hạn, vào những ngày nguyệt kỵ thì “làm gì cũng chẳng có ra việc gì” hay “đi chơi cũng thiệt nữa là đi buôn”. Hay như: “Trai mồng một gái hôm rằm. Nuôi thì nuôi vậy trong lòng vẫn căm”... Đó là bởi những đứa trẻ sinh ra vào đúng ngày đã bẩm thụ nặng nề hoặc là khí dương của mặt trời nhật thực, hoặc là khí âm của trăng rằm nên bị mất cân bằng âm dương, dẫn đến biểu hiện một số tính cách thái quá trong cả cuộc đời.

Khoa học và dịch lý học giải thích rằng, nguồn khí âm thái quá của ánh trăng trong ngày rằm là căn nguyên tạo ra trạng thái thần kinh không quân bình, dẫn tới tính khí thất thường, ngang ngạnh, u tối hay tâm lý bất ổn, hoảng loạn.” Theo Sức khỏe & Đời sống.

Từ đó, quan niệm về việc phải lễ bái để cầu cho tai qua nạn khỏi ra đời. Và quan niệm đó trở thành một phong tục, tập quán truyền từ đời này sang đời khác.

      Theo quan niệm Phật giáo- Ý Nghĩa Thật Sự Của Ngày Rằm Âm Lịch

    Ngày rằm tháng 4 âm lịch là ngày vô cùng trọng đại-  Ngày Phật tổ Thích Ca Mâu Ni ra đời. Đức Phật ra đời đã mang đến cho nhân loại một Chân Lý uyên nguyên và phổ quát. Đây được tính là ngày đầu tiên trong năm của lịch nhà Phật.

Ngày rằm âm lịch theo Phật giáo

     Ngày rằm tháng 5 âm lịch đánh dấu sự kiện thánh tăng A-la-hán Mahinda bước chân lên đất Tích Lan, khai sáng không chỉ nền đạo truyền thống Nam tông.

    Ngày rằm tháng 6 âm lịch, đây là ngày Đức Phật lần đầu tiên thuyết pháp, kinh Chuyển Pháp Luân và lên cung trời Đâu Xuất để giảng luận A-tì-đàm cho thân mẫu và chư thiên, bảy năm sau ngày Thành Đạo. 

Ngày Rằm tháng 7 âm lịch là ngày mà toàn thể chư tăng bắt đầu an cư kiết hạ. Theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam, rằm tháng 7 được xem là ngày lễ Vu Lan hay còn gọi là ngày xá tội vong nhân theo phong tục của người Á Đông.

Ngày Rằm tháng 8 âm lịch: chư tăng an cư và nghiêm trì giới luật.

    Ngày rằm tháng 9 âm lịch, Đức Phật hoàn tất ba tháng thuyết giảng luận A-tì-đàm cho thân mẫu và chư thiên nghe; phái đoàn do tôn giả Mahà Arittha hướng dẫn về gặp vua A Dục để thỉnh cầu nhà vua cho phép A-la-hán Sanghamittà đến Tích Lan để khai sơn ni bộ tại đó. Đồng thời, rằm tháng 9 cũng là ngày Phật tương lai Di Lặc hạ sanh, lớn lên, ngài gia nhập tăng đoàn.

    Ngày rằm tháng 10 âm lịch là ngày Đức Phật gửi 60 vị A-la-hán đi khắp nơi để hoằng hóa Chân Lý. Đức Phật đến Uruvela để giảng pháp và thuyết phục ba anh em Ca Diếp cùng một ngàn tùy tùng của họ. Tôn giả Di Lặc được Đức Thích Ca thọ ký thành Phật, là vị Phật thứ năm trong hiện kiếp này.

    Ngày rằm tháng 11 âm lịch, A-la-hán Sanghamittà đặt chân đến Tích Lan, mang theo một chiết nhánh của cây Bồ Đề, nơi Đức Phật Thành Đạo tại Ấn Độ.

    Ngày rằm tháng 12 âm lịch: Ghi là ngày Đức Phật đến Tích Lan, lần đầu tiên sau 9 tháng Ngài Thành Đạo. Đến ngày Rằm tháng Giêng, theo truyền thống nguyên thủy của Phật giáo, đánh dấu sự kiện: Đức Phật tuyên bố trong ba tháng nữa, tức vào ngày rằm tháng tư, Ngài sẽ đại bát niết bàn.

    Ngày rằm tháng 2 âm lịch là ngày Đức Phật hướng dẫn tăng đoàn trở về thành Ca-tỳ-la-vệ lần đầu tiên, để độ cho cha là vua Tịnh Phạn (Suddhodhana) đắc quả Nhập Lưu, và dắt La Hầu La xuất gia, sau đắc quả A-la-hán. 

    Ngày rằm tháng 3 âm lịch, Đức Phật đến Tích Lan lần thứ 2 và thuyết về nguyên tắc sống chung hòa bình, nhẫn nhục và từ bi cho hai chú cháu bộ tộc Nasgas đang tranh nhau ngai vàng.

Dựa theo 4 tuần trăng trong tháng, tức vào đêm trước ngày mồng một, mồng tám, rằm và 23 theo âm lịch, chùa chiền (Nam tông) tổ chức nhiều sinh hoạt có tánh cách tôn giáo để tăng trưởng đạo lực của chư tăng và là dịp để tăng sĩ và cư sĩ thắt chặt thêm quan hệ tinh thần. Đêm trước ngày rằm, tức 14 âm lịch, gọi là đêm Uposatha, dành riêng để tụng giới xuất gia; chỉ riêng nghi thức này Bắc tông trì giữ và gọi là ngày Bố tát. Bố tát chính là dịch âm từ Uposatha. Qua hôm sau, tức ngày rằm, chư tăng có buổi giảng pháp cho Phật tử cư sĩ. Còn những đêm Uposatha kia, theo 4 tuần trăng, cư sĩ thu xếp chuyện gia đình để dành trọn thì giờ đến chùa trọn một đêm một ngày thọ 8 giới (bát quan trai), hành thiền, phát nguyện tu hạnh đầu đà và tham dự các sinh hoạt có ý nghĩa tôn giáo khác.
Uposatha, hay Bồ Tát do đó, có 5 ý nghĩa theo truyền thống Phật giáo:

1. Là ngày để tăng ni tụng giới (Uposathàgàra) trong lễ Kiết giới (Uposatha-Kamma);
2. Là ngày dành để trì giữ những giới đặc biệt (Uposathan Upavasati), theo yêu cầu của hành giả, khác hơn những giới đã thọ;
3. Là ngày tu trì bát quan trai (Attanga Sìla), cho các cư sĩ đã thọ ngũ giới;
4. Là ngày tu hạnh đầu đà, một ngày một đêm nhịn ăn để chuyên tâm quán tưởng các đức hạnh của bậc A-la-hán (Phật);
5. Là ngày cư sĩ được dịp nghe thuyết pháp (bana) trong tự viện.

Xem thêm: Những điều bí ẩn trong Phật giáo chưa thể lí giải

Nguồn phatgiaobaclieu_ Công viên nghĩa trang Hoài Ân Viên chia sẻ

 

Bài viết liên quan

Nhận tài liệu và xin báo giá

“Sau khi điền thông tin và click nhận trọn bộ tài liệu ngay” bộ phận chăm sóc khách hàng của Hoài Ân Viên sẽ liên hệ với bạn.

Email
NHẬP EMAIL
Để đăng ký nhận tin
HOTLINE: 0909 12 13 82