Xa tận chân trời, gần ngay trước mắt-Văn hóa ngàn đời của người Việt
Người con trai trong câu chuyện dưới đây, thật khiến nhiều người không cầm nổi nước mắt lẫn sự bàng hoàng khi "tưởng xa mà hóa ra gần". Câu chuyện cũng như lời nhắn nhủ nhẹ nhàng nhưng vô cùng sâu sắc và ý thức đến tất cả những người làm con trên cõi đời này.
Chữ Hiếu- văn hóa ngàn đời của người Việt dưới góc nhìn Phật giáo
"Cách đây đã lâu, có một chàng trai trong ngôi làng nọ vô cùng đặc biệt tín Phật. Cậu ta bỏ mẹ ở lại quê nhà, lên đường đi đến nơi xa để cầu Phật. Dọc đường đi, cậu gặp không ít khó khăn, khổ sở, vượt qua hàng đồi núi khắt khe. Thế nhưng, cậu vẫn chưa tìm được Đức Phật chân chính trong lòng mình.
Hôm ấy, chàng tìm đến một ngôi chùa hùng vĩ, phương trượng trong chùa là một cao tăng đã đắc đạo.
Chàng trai thành tâm quỳ rạp trước mặt cao tăng, khẩn khoản mong ông chỉ cho mình một con đường để nhìn thấy đức Phật.
Nhìn chàng trai si mê như vậy, cao tăng thở dài rồi hỏi:” Cậu từ đâu đến thì hãy về đó đi. Trên đường trở về, đêm tối, cậu đến gõ cửa các nhà xin ở nhờ. Nếu có ai đó đi chân đất ra mở cửa cho cậu, đó chính là Phật mà cậu cần tìm.”
Nghe được cao tăng chỉ đường lối, chàng trai trẻ mừng rỡ. Tâm nguyện bao năm qua cuối cùng cũng đã có hy vọng trở thành hiện thực. Các biệt vị cao tăng, anh ta lên đường trở về nhà tìm đức Phật.
Đường về nhà xa xôi. Trên quảng đường trở về, rất nhiều lần, phải đêm đến, cậu ta mới nhìn thấy bên đường có nhà người dân sáng đèn. Lần nào cậu cũng tràn trề hy vọng, tiến đến gõ cửa nhưng lần nào chàng trai trẻ cũng thất vọng và phát hiện chẳng có ai chạy chân đất ra mở cửa cho mình.
Càng hướng bước chân về nhà, chàng trai càng thất vọng. Xem ra, sắp đến nhà rồi mà Phật đi chân đất vẫn chưa xuất hiện đâu. Sau khi trải qua một buổi tối đầy mưa gió, cuối cùng, nửa đêm về sáng, cậu ta cũng đã đứng trước cửa nhà.
Thế nhưng khi đó, chàng trai buồn bã, ủ dột đến mức, đến cửa cũng không thiết gõ. Cậu ta cảm thấy mình thật ngốc nghếch:" Trên đời làm gì có Phật chứ!".
Vừa mệt vừa đói, chẳng còn cách nào khác, anh ta đành gõ cửa.
“ Ai đấy?”- Giọng người mẹ già yếu ớt từ bên trong vọng ra.
Bất giác, trong lòng chàng trai xót xa:” Mẹ, là con, con về rồi.”
Lúc này, trong nhà bỗng xuất hiện những tiếng động ồn ào. Rất nhanh sau đó, người mẹ quần áo còn xộc xệch vội vã chạy ra mở cửa, giọng nghẹn ngào:” Con trai, con về rồi!”
Người mẹ vừa nói, vừa lôi con vào nhà.
Dưới ánh đèn dầu lờ mờ, người mẹ rơm rớm nước mắt. Mẹ dùng đôi tay yêu thương vô hạn xoa xoa lên mặt người con trai. Trong nước mắt là nụ cười hài lòng. Nỗi nhớ con trong mẹ nay đã được vơi đi. Chàng trai cúi đầu, bất giác giật mình khi thấy mẹ đang đứng chân đất trên sàn nhà mùa đông! Lạnh buốt khắp người mẹ!
Lời vị cao tăng hôm ấy lập tức xuất hiện trong đầu, cậu ta quỳ rạp xuống chân mẹ, nước mắt giàn dụa:” Mẹ…”. Không còn lời nào có thể thốt ra trong giây phút ấy. Chỉ còn có tình yêu thương của đức Phật_ chính là người mẹ của chàng trai lan tỏa trong đêm. Trong khoảnh khắc đó, người con trai như ngộ ra tất cả: Tình thân là Phật, tình mẹ là Phật, bố mẹ là Phật mà người làm con phải tôn thờ, kính trọng." Nguồn Lời Phật dạy.
Những điều nhỏ nhoi-Văn hóa ngàn đời của người Việt
Thực tế, cha mẹ không đợi con giàu có rồi xây cho cha mẹ ngôi nhà cao, cửa rộng. Cha mẹ cần con khỏe mạnh, thân cha mẹ thảnh thơi. Cha mẹ chỉ cần con sống làm người tốt, sự nghiệp thành đạt, lòng cha mẹ an tâm con không bị đói khổ. Cha mẹ chỉ cần con hạnh phúc với cuộc sống, làm được điều con khao khát, cha mẹ bình thản, an nhiên.
Nhiều khi con gọi về thăm cha mẹ, rót cho cha mẹ tách trà, nấu bữa cơm, đoàn tụ cùng cha mẹ. Cha mẹ hanh phúc rồi. Vậy là tròn chữ hiếu!
Chữ Hiếu - nghe "nặng nề"! Nhưng làm tròn chữ Hiếu là những hành động hết sức đơn giản và nhẹ nhàng. Để tâm vào mỗi hành động con thực hiện hàng ngày, thế là đủ. Mỗi buổi sáng thức dậy, con nghĩ tới cha mẹ đầu tiên. Mỗi bữa ăn trưa, con nghĩ đến cha mẹ đói no thế nào. Mỗi buổi tối đi ngủ, con gọi điện hỏi thăm cha mẹ đã đắp chăn kĩ chưa? Và mỗi ngày như thế, con chỉ cần hỏi cha mẹ có khỏe không?
Đừng viện lí do :” Con bận quá!”. Nó như một cái cớ để phủ bỏ nghĩa vụ làm con trong chúng ta.
Chữ Hiếu trong quan niệm Phật giáo-Văn hóa ngàn đời của người Việt
Theo quan niệm Phật giáo, để báo hiếu cho cha mẹ, nó chỉ đơn giản gồm 3 yếu tố:
Chỉ bấy nhiêu là đủ!
Hy vọng những người làm con trên đời này, hãy dùng tấm lòng biết ơn , chân thành, cung kính để yêu thương bố mẹ. Chớ để các cụ vì con cái mà đau bận lòng thêm nữa. “ Cây có cội, sông có nguồn”. chúng ta có ngày hôm nay là nhờ có mẹ cha.
Hoài Ân Viên
“Sau khi điền thông tin và click nhận trọn bộ tài liệu ngay” bộ phận chăm sóc khách hàng của Hoài Ân Viên sẽ liên hệ với bạn.