Nếu ai là người theo đạo Phật hoặc tin vào Phật thì chắc hẳn không còn lạ lẫm với danh xưng Quan Thế Âm bồ tát. Vậy Người là ai? Danh hiệu Quan Thế Âm có từ đâu? Hãy cùng tìm hiểu về sự tích về Quan Thế Âm Bồ Tát và lợi ích khi niệm danh hiệu Quan Thế Âm Bồ Tát.
Quán Thế Âm (Tiếng Phạn: अवलोकितेश्वर nghĩa là "Đấng quán chiếu âm thanh của thế gian") là một . Được miêu tả trong nhiều nền văn hóa khác nhau, cả thân nam lẫn thân nữ, Quán Thế Âm là một trong những vị Bồ-tát được tôn kính thờ phụng rộng rãi nhất trong Phật giáo Đại thừa, cũng như không chính thức trong Phật giáo Nguyên thủy.
Quan Thế Âm là một vị Bồ-tát hiện thân cho lòng từ bi của tất cả chư Phật
Quán Thế Âm Bồ Tát là bồ tát trợ tuyên đắc lực của Phật A Di Đà ở Tây Phương Cực Lạc, Quán Thế Âm Bồ Tát thể hiện lòng Bi một trong hai dạng của Phật tính. Vì vậy, danh hiệu của ngài thường kèm theo từ Đại Bi. Dạng kia của Phật tính là Trí tuệ, là đặc tính được Bồ Tát Đại Thế Chí thể hiện, bên tay phải của Phật A Di Đà. Với lòng từ bi vô lượng, Quán Thế Âm thể hiện sức mạnh huyền diệu cứu giúp mọi chúng sinh quán tưởng đến mình lúc gặp hiểm nguy.
Trong các loại tranh tượng về Quán Thế Âm, người ta thấy có 33 dạng, khác nhau về số đầu, tay và các đặc tính. Thông thường ta thấy tượng Bồ Tát có ngàn tay ngàn mắt, có khi 11 đầu. Trên đầu có khi có tượng A-di-đà, xem như đặc điểm chính. Trên tay có khi thấy Bồ Tát cầm hoa sen hồng, vì vậy nên Quán Thế Âm cũng có tên là Liên Hoa Thủ (người cầm hoa sen)
Trong tranh tượng với 11 đầu thì Quán Thế Âm mang 9 đầu của chín vị Bồ Tát, một đầu của một vị Phật và cuối cùng là đầu của Phật A-di-đà. Cứ mỗi ba đầu tượng trưng là ba đặc tính: từ bi với chúng sinh khổ nạn, quyết tâm đối trị cái xấu, hoan hỉ với cái tốt.
Quan Thế Âm nghìn tay
Chư vị Bồ-tát chỉ xuất hiện trong kinh điển Đại thừa, mà kinh Đại thừa thì được nhiều người cho là sự sáng tạo sau này, chứ không phải do kim khẩu Đức Phật nói, cho nên Bồ-tát cũng được cho là không có thật, mà chỉ mang ý nghĩa triết lý nào đó mà thôi. Như Bồ-tát Quán Thế Âm tiêu biểu cho lòng từ bi, Bồ-tát Địa Tạng tiêu biểu cho đại nguyện, Bồ-tát Văn Thù tiêu biểu cho trí huệ, Bồ-tát Phổ Hiền tiêu biểu cho hạnh dấn thân, v.v… Việc thờ phụng và lễ lạy các ngài là để nhắc nhở mình cũng có những đức tính đó, và phát huy những đức tính đó ở nơi mình chứ không hề có Bồ-tát thật bên ngoài. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là giả thiết.
Nguồn ST
“Sau khi điền thông tin và click nhận trọn bộ tài liệu ngay” bộ phận chăm sóc khách hàng của Hoài Ân Viên sẽ liên hệ với bạn.