Tôn giáo là đức tin, mục đích của bất kỳ tôn giáo nào cũng hướng con người đến “cái đẹp”. Tục thờ cũng ông bà tổ tiên không phải là đặc trưng của một tôn giáo, mà đó là bổn thận, là trách nhiệm, và là nét đẹp văn hóa của mỗi con người.
Trong 10 điều răn của Hội thánh Công giáo, “thảo kính cha mẹ” là điều răn quan trọng, chỉ đứng sau những điều răn về Chúa. Tục thảo kính cha mẹ và ông bà tổ tiên là một nét đẹp đạo hiếu trong văn hóa của người Việt nói chung và của người Công giáo nói riêng. Trong Tin Mừng, Đức Giê-su đã răn dạy: “Ngươi hãy thờ kính Cha Mẹ, kẻ nào nguyền rủa Cha Mẹ, thì phải bị xử tử” (Mt 15,4).
Đạo Công giáo dành ra 01 tháng trong năm (tháng 11) để kính nhớ ông bà tổ tiên, những linh hồn đã khuất. Tương tự như tháng cầu siêu (tháng cô hồn) ở Phật giáo, đây là dịp để con cháu quây quần lại, tưởng nhớ đến người thân đã khuất bằng hương khói nhang đèn.
Bên cạnh đó, ngày mồng 2 tết Nguyên đán cũng được dành riêng để nhớ về nguồn cội. “Uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”,... là những câu tục ngữ thường nghe trong bài giảng của cha xứ những ngày lễ này.
Khác với những gia đình Công giáo tại Châu Âu, gia đình Công giáo tại Việt Nam luôn luôn có bàn thờ. Không những vậy, bàn thờ luôn được đặt ở vị trí trang trọng và đẹp đẽ nhất trong ngôi nhà.
Thứ tự: tượng Chúa xếp trên, di ảnh ông bà xếp dưới.
Người công giáo đặt tượng Chúa phía trên di ảnh thờ ông bà tổ tiên
Bàn thờ là khu vực tâm linh trang trọng của mỗi gia đình. Nhiều tục lệ và đức tin được hình thành dựa trên sự tôn trọng: không nói tục, không cãi nhau, không đặt những đồ vật ô uế trước bàn thờ...
Việt Nam mang đậm nét văn hóa phương Đông, ảnh hưởng nhiều bởi Nho giáo và Đạo giáo, vì thế, vấn đề thờ kính ông bà cha mẹ rất được coi trọng. Việt Nam cũng là nước đa dạng tôn giáo, điều này cho thấy người Việt có nhiều nhu cầu về đời sống tâm linh. Đức tin là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho người Việt qua những khó khăn, thiên tai,... Khu vực bàn thờ sẽ là nơi giải bày, cầu nguyện, với mong muốn cuộc sống tốt đẹp.
Bàn thờ Gia Tiên phải đặt dưới bàn thờ Thiên Chúa. Con cháu được phép đốt nhang, đèn nến để thể hiện cử chỉ tôn kính nhưng không mê tín dị đoan bằng việc đốt vàng mã, tiền giấy...
Người đã chết sẽ được linh mục làm thánh lễ ở nhà thờ, được làm phép mồ trong Vườn Thánh. Trong nhiều ngày đầu, thân nhân đều ra viếng mộ mỗi ngày, có gia đình thực hiện việc đó đến khi giỗ trăm ngày. Các chu kỳ giỗ thông thường là mỗi năm một lần vào ngày mà người đó mất, người ta xin lễ, đọc kinh, thăm mộ. Vào những dịp giỗ quan trọng (như 49 ngày, 100 ngày, giỗ đầu...) tất cả con cháu xa gần đều phải về “ăn giỗ” để tưởng nhớ người đã qua đời và để thể hiện sự “hiếu - kính” của mình với tổ tiên.
Ngoài những ngày giỗ, niên lịch của Giáo hội còn dành một ngày riêng để cộng đoàn và con cháu cầu nguyện cho ông bà cha mẹ, đó là ngày mồng 2 Tết Nguyên đán và ngày 2 tháng 11. Vào ngày đó, giáo dân đi xin lễ cầu cho ông bà, cha mẹ, tổ chức đi thăm mộ, sửa sang mộ, dọn dẹp Vườn Thánh. Một số nơi linh mục còn tiến hành dâng lễ ngay tại Vườn Thánh.
Việc tang ma giỗ chạp trong cộng đồng Công giáo có nhiều yếu tố hội nhập với văn hóa bản địa. Người ta cũng đặt một bàn nhỏ trưng hoa quả trước linh cữu người quá cố khi xác còn quàn tại nhà, có đặt lư hương để những người đến viếng thắp hương và xá người chết. Trong nhà người Công giáo cũng có bàn thờ ông bà cha mẹ, và nhiều người vẫn thường thắp hương ở đó, nhiều gia đình có đặt hoa quả nhất là trong dịp giỗ, dịp tết,...
Trong hôn lễ, cô dâu chú rễ nên làm lễ Gia Tiên để trình diện ông bà, bày bỏ lòng biết ơn...
Làm lễ Gia tiên trong hôn lễ Công giáo
Người Công giáo hay không công giáo đều có quan niệm rằng “chết không phải là hết”. Họ tin tươrng rằng con người có phần hồn và phần xác, khi ông bà tổ tiên mất đi, họ sẽ luôn theo dõi, bảo vệ, che chở cho con cháu theo một cách nào đó.
Người Công giáo và không Công giáo đều thể hiện sự hiếu kính, biết ơn đối với người đã khuất vào những dịp lễ, giỗ… Đây là đặc điểm mà người Công giáo hay không Công giáo đều thực hiện bởi đây là văn hóa tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Tóm lại, người Công giáo, họ cũng thờ ông bà tổ tiên như người không Công giáo. Nhưng có vài điểm khác biệt hơn thuộc về tính chất tín ngưỡng riêng của họ.
Xem thêm: Chết không phải là hết, Sự chết trong quan niệm của người Công giáo
Hoài Ân Viên
“Sau khi điền thông tin và click nhận trọn bộ tài liệu ngay” bộ phận chăm sóc khách hàng của Hoài Ân Viên sẽ liên hệ với bạn.