Menu

Chết không phải là hết - Sự chết trong quan niệm của người Công giáo

Trong quan niệm của Công giáo, chết không phải là hết, mà là bắt đầu của một cuộc sống mới, một thế giới mới - nơi được gọi là thiên đàng cùng thiên sứ và thần linh.

Có ý kiến cho rằng: "Tôi đã ở bên rất nhiều người sắp chết, mà khi họ chết tôi chẳng thấy có linh hồn nào bay ra cả. Các nhà tôn giáo lợi dụng bản năng muốn tồn tại mãi của con người nên đã bày đặt ra linh hồn thiêng lieng bất tử để làm tiền những người ngu dốt tin theo. Thực sự chết đi là hết". Nhưng theo đức tin của Công giáo, họ tin rằng linh hồn là có tồn tại, thần linh là hiện hữu, chỉ là tầm mắt và hiểu biết của con người có hạn mà thôi. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Chết không phải là hết - Sự chết trong quan niệm của người Công giáo

Chết không phải là hết - Sự chết trong quan niệm của người Công giáo

Con người có linh hồn nhưng thiêng liêng nên con người không thể nhìn thấy, vì:

Giác quan con người có giới hạn

Trong thế giới xung quanh ta có nhiều vật hiện hữu thực sự, nhưng lại vượt quá tầm tiếp nhận của giác quan con người. Chẳng hạn: Mắt không thể xem thấy dòng điện, không thấy được quang tuyến X, tia xích ngoại tuyến hay tử ngoại tuyến…Nhưng ai dám quả quyết không có điện, không có những tia kia? Giả như tạo hóa cho mắt con người xem được 4000 tỷ rung động của ánh sáng trong một giây đồng hồ, thì bộ mặt thực chung quanh ta sẽ thay đổi hẳn: Chúng ta sẽ chỉ còn thấy các bộ xương ngươì đeo đồng hồ tòn ten ở cổ tay đi lang thang ngoài đường phố: Tai cũng thế, nó chỉ có thể tiếp nhận âm thanh trong một giới hạn nào đó. Tai của loài chó được huấn luyện có thể nghe được tiếng còi siêu âm của chủ, đang khi tai con người đành chịu bất lực không thê nghe được.

Như vậy, không thấy linh hồn bay ra từ người mất, không phải là yếu tố đủ để quả quyết rằng con người không có linh hồn.

Linh hồn con người có đặc tính thiêng liêng

Con người có linh hồn, nhưng sở dĩ ta không thấy được vì linh hồn có đặc tính thiêng liêng vô hình khác hẳn vật chất. Cũng như dù không trông thấy dòng điện nhưng ta vẫn công nhận có điện, khi thấy được hiệu quả của nó làm sáng bóng đèn, làm quay máy quạt thế nào, thì cũng vậy, dù mắt ta không trông thấy linh hồn thiêng liêng nhưng vẫn công nhận có linh hồn, nhờ thấy được hiệu quả của linh hồn làm cho thân xác sống động, và là nguyên nhân phát sinh tư tưởng và ý chí tự do qua trung gian óc não con người.

Theo Công Giáo, linh hồn người mất sẽ được về với Chúa

Theo Công Giáo, linh hồn người mất sẽ được về với Chúa

Chết không phải là hết

Con người vốn có 2 phần: Thân xác vật chất và linh hồn siêu hình. Chết là khi thân xác không còn sống động, không ăn uống, đi đứng, nói năng suy nghĩ... Nói cách khác: chết là khi "hồn lìa khỏi xác". Khi ấy thân xác chỉ còn là một khối vật chất, gồm những tế bào không liên kết chặt chẽ với nhau như khi còn sống, vì thiếu sợi dây kết hợp là linh hồn. Xác con người sẽ theo định luật biến hóa của vật chất như bao vật khác: Thịt, xương, sẽ bị phân hủy do ảnh hưởng của nhiệt độ, không khí, vi sinh vật,…để trở thành những chất khác.

Chết đi không phải là hết như có người lầm tưởng, vì linh hồn con người không tiêu tan theo thể xác, nhưng sẽ còn tồn tại mãi 

Vì linh hồn có đặc tính thiêng liêng

Linh hồn là nguyên lý sự sống của thân xác con người. Người ta chỉ có thể nhìn thấy hiệu quả của sự sống với hai tài năng là trí khôn và ý chí, nhưng không thể thấy được linh hồn vì đặc tính thiêng liêng vô hình. Vì linh hồn không phải vật chất cũng không bị biến hóa do ảnh hưởng của hoàn cảnh vật chất theo các định luật tiến hóa, nên linh hồn bất diệt, và luôn tồn tại mãi mãi.

Vì là một điều hợp lý

Nhìn vào vạn vật trong vũ trụ thiên nhiên, ta nhận thấy có một sự xếp đặt trật tự hoàn hảo, vật dưới phải phục vụ cho vật trên, vật này làm thỏa mãn vật khác. Chẳng hạn: Mắt có khả năng và nhiệm vụ nhìn thì trong thực tế đã có ánh sáng, hình thể, màu sắc… đáp ứng với khả năng nhìn ấy. Tai có khả năng và nhiệm vụ nghe thì thực sự đã có âm thanh, tiếng động làm thỏa mãn khả năng nghe ấy. Con cá có khả năng và nhu cầu sống dưới nước, thì khi thấy ở đâu có cá, đương nhiên ta cũng thấy có nước là thỏa mãn nhu cầu cần nước ấy…Cũng thế, về phạm vi tinh thần, hầu như mọi người đều tự nhiên muốn đươc tồn tại mãi mãi, đều có nhu cầu được "trường sinh bất tử"… thì thực tế cũng phải có đời sống vĩnh cửu sau khi chết để đáp ứng ước vọng chung tự nhiên ấy mới hợp lý.

Giả như bạn có thể nói chuyện với một bào thai, thì bạn sẽ nói với nó vê một đời sống tương lai của bào thai mà chính bạn đã có kinh nghệm và thực sự đang sống như sau: “Này bào thai, đời sống hiện tại ngắn ngủi nhưng tiếp theo còn một đời sống khác thực sự và lâu dài”.

 Vậy bào thai sẽ trả lời bạn ra sao? Nếu thiếu suy nghĩ thì chắc nó sẽ trả lời:

- Tôi chỉ công nhận có thực những gì tôi trông thấy và kiểm nghiệm được. Do đó chỉ có một đời sống hiện tại tôi đang sống, còn đời sống khác như ông nói chỉ là sự bịa đặt mê tín, không thể tin được.

Nhưng nếu có chút trí khôn suy nghĩ chắc bào thai sẽ cho rằng bạn có lý và tự nhủ:

- Ừ nhỉ, đây tôi có hai tay, mỗi ngày một phát triển hoàn bị thêm, Thế mà tôi chẳng cần dùng tới nó chút nào cả. Tôi cũng không thể duỗi chúng ra được! Nhưng tại sao tôi lại có hai cánh tay? Chắc là để dành cho một chặng đường tương lai mà sau này tôi sẽ cần đến chúng. Chân tôi cũng mọc dài ra mà tôi cũng phải buộc co gấp chúng. Vậy có chân làm gì trong khi hiện giờ tôi không cần mà mỗi ngày nó một phát triển thêm? Chắc là tôi sẽ phải sống ở một hoàn cảnh khác mà ở đó tôi sẽ phải sử dụng chân để bước đi. Tại sao có hai mắt? Trong căn phòng tối tăm dày đặc này thì có mắt cũng như mù. Vậy có mắt để làm gì? Chắc là tôi sẽ bước sang một thế giới đầy màu sắc và ánh sáng và khi ấy tôi sẽ cần sử dụng tới đôi mắt…

Đối với linh hồn con người cũng vậy: khi còn trẻ, chúng ta thường suy xét thiếu khôn ngoan. Nhưng với năm tháng, dần dần trí óc học hỏi mở mang theo và con người mỗi ngày càng tăng thêm vốn liếng hiểu biết, khôn ngoan. Thế rồi khi chưa sử dụng sự khôn ngoan được bao lâu, thì thần chết lại đến dẫn đưa chúng ta xuống mồ. Như vậy, trí khôn thêm hiểu biết khôn ngoan làm gì nếu thực sự chết đi là hết? Vậy cũng như tay chân, mặt mũi dần dần xuất hiện với bào thai là để đề phòng cho đời sống ngoài đời thế nào, thì tâm hồn con người dần dần thêm kiến thức khôn ngoan, cũng là để nhằm đến đời sống khác thiêng liêng vĩnh cửu sau khi chết.

Lễ An Táng Công Giáo tại Hoài Ân Viên

Lễ An Táng Công Giáo tại Hoài Ân Viên

Vì chính Thiên Chúa đã mạc khải cho biết có đời sống vĩnh cửu

Ngoài những lý lẽ suy luận của trí khôn nói trên, những người Thiên Chúa giáo còn có một lý chứng chắc chắn có đời sống vĩnh cửu sau khi chết dựa vào mạc khải của Thiên Chúa trong Thánh Kinh, đặc biệt là lời giảng dạy của Đức Giê-su về đời sống của con người sau khi chết: "Linh hồn con người sẽ chịu xét xử về công việc của mình đã làm khi còn sống. Đến ngày tận thế, mọi xác chết đều được Thiên Chúa dùng quyền phép của Ngài mà cho sống lại để cùng chịu phán xét và chung số phận với linh hồn”.

Để chứng minh lời dạy bảo về việc kẻ chết sống lại, Đức Giesu đã dùng quyền năng riêng của Người để tự sống lại sau khi chết chưa đủ 3 ngày. Người đã hiện ra với các môn đệ nhiều lần, trước khi về trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha.

Thánh Phao-lô tông đồ đã viết: “Nếu việc kẻ chết sống lại mà không có thì Đức Ki-tô cũng chẳng sống lại. Và nếu Chúa Ki-tô không sống lại, tất nhiên lời tôi giảng cũng uổng công và Đức tin của chúng ta cũng hóa ra vô ích. Nếu những người chết không sống lại thì Thiên Chúa đã không cho Người sống lại…”

Tin chắc, mỗi người đã có câu trả lời riêng cho mình. Tin hay không không quan trọng, quan trọng là bạn tồn tại ở thế giới này, thời điểm này thì chắc hẵn bạn phải có vai trò và vị trí đối với nó, với những người xung quanh bạn. Hãy hoàn thành nó thật tốt rồi sau đó về với Người.

Hoài Ân Viên
Tham khảo: Conggiao.info

Bài viết liên quan

Nhận tài liệu và xin báo giá

“Sau khi điền thông tin và click nhận trọn bộ tài liệu ngay” bộ phận chăm sóc khách hàng của Hoài Ân Viên sẽ liên hệ với bạn.

Email
NHẬP EMAIL
Để đăng ký nhận tin
HOTLINE: 0909 12 13 82