Menu

Tiết Thanh Minh là gì? Tại sao có tục Tảo Mộ?

Tiết Thanh Minh là gì? Tại sao có tục Tảo Mộ? Đây có lẽ là thắc mắc của rất nhiều bạn trẻ hiện nay, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Nguồn gốc của Tiết Thanh Minh

Tiết Thanh minh bắt nguồn từ Trung Quốc. Chuyện kể rằng, đời Xuân Thu, vua Tấn Văn Công, nước Tấn, gặp loạn phải bỏ nước lưu vong, nay trú nước Tề, mai trú nước Sở. Bấy giờ có một hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi theo vua giúp đỡ mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong hỏi ra mới biết, đem lòng cảm kích vô cùng.

Giới Tử Thôi theo phò Tấn Văn Công trong mười chín năm trời, cùng nhau trải nếm bao nhiêu gian truân nguy hiểm. Về sau, Tấn Văn Công giành lại được ngôi báu trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công, nhưng lại quên mất công lao của Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, ông nghĩ việc mà mình làm được là cái nghĩa vụ của mình, chứ không có công lao gì đáng nói. Vì vậy, ông về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn.

Tiết Thanh Minh là gì? Tại sao có tục Tảo Mộ?

Tiết Thanh Minh là gì? Tại sao có tục Tảo Mộ?

Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm. Giới Tử Thôi không chịu rời Điền Sơn ra lĩnh thưởng, Tấn Văn Công hạ lệnh đốt rừng, ý muốn thúc ép Giới Tử Thôi phải ra, nhưng ông nhất định không chịu tuân mệnh, rốt cục cả hai mẹ con ông đều chết cháy.

Vua thương xót, lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để tưởng niệm (khoảng từ mồng 3/3 đến mồng 5/3 âm lịch hàng năm). Từ đó ngày mùng 3/3 âm lịch hằng năm được coi là ngày Tết Hàn Thực, nhằm tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất.

Từ thời Lý nhân dân ta đã tiếp nhận tết Hàn thực nhưng ý nghĩa của ngày tết này đã biến đổi và mang đậm màu sắc truyền thống, phù hợp với tâm lý cũng như cuộc sống thường nhật của người dân nước Việt. Vào ngày tết Hàn thực, người Việt không kiêng lửa, mọi việc nấu nướng vẫn được thực hiện, chỉ có điều người Việt dùng bánh trôi - bánh chay cho tết Hàn thực với ý nghĩa tượng trưng đó là những thức ăn nguội - hàn thực. Vì vậy người Việt còn gọi Tết Hàn Thực bằng một tên gọi khác là Tết Bánh Trôi - Bánh Chay.

Tiết Thanh Minh gắn liền với đạo đức, với bổn phận con người Việt Nam – bổn phận của con cháu tưởng nhớ công lao của tổ tiên, của những người đi trước.

Đây chính là ngày giỗ tổ chung để mọi người có dịp báo hiếu, trả nghĩa, gọi là đền đáp phần nào ơn sinh thành tạo dựng của tổ tiên.

Con cháu quanh năm đi làm ăn xa cũng thường trở về vào dịp này để tưởng nhớ tổ tiên và sum họp với gia đình. Thông thường, vào dịp này, người còn sống sẽ tổ chức tụ họp người thân, làm lễ tảo mộ, thăm viếng và dọn dẹp mộ phần của ông bà tổ tiên.

Tục Tảo mộ thể hiện lòng hiếu đạo, uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta

Tục Tảo mộ thể hiện lòng hiếu đạo, uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta

Đồng thời làm lễ cúng mời những người đã khuất về nhà dùng cơm với con cháu. Con cháu tưởng nhớ, hoài niệm lại những điều tốt đẹp về ông cha với tất cả lòng thành kính.

Thanh Minh thực chất là một trong 24 tiết khí hàng năm. Tiết Thanh Minh bắt đầu từ ngày 4 hoặc 5 tháng 4 dương lịch tới 20 hoặc 21 tháng 4 dương lịch. Thanh Minh (Thanh là trong, Minh là sáng, Tiết Thanh Minh là khoảng thời gian khí trời trong sáng, thanh khiết, bầu trời quang đãng, mới mẻ).

Tục Tảo Mộ

Đối với người dân Việt, Tiết Thanh Minh là dịp để con cháu hướng về tổ tiên, cội nguồn. Dù ai đi đâu, ở đâu đến ngày 3/3 âm lịch hằng năm cũng cố gắng về với gia đình để tảo mộ, sum họp bên mâm cơm gia đình.

Công việc chính của tảo mộ là sửa sang các ngôi mộ của tổ tiên cho sạch sẽ. Nhân ngày Thanh Minh, người ta mang theo xẻng, cuốc để đắp lại nấm mồ cho đầy đặn, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trùm lên mộ cũng như tránh không để cho các loài động vật hoang dã như rắn, chuột đào hang, làm tổ mà theo suy nghĩ của họ là có thể phạm tới linh hồn người đã khuất. Sau đó, người tảo mộ thắp vài nén hương, đốt vàng mã hoặc đặt thêm bó hoa cho linh hồn người đã khuất.

Bên cạnh những ngôi mộ được trông nom, chăm sóc cẩn thận, còn có những ngôi mộ vô chủ, không người thăm viếng. Những người đi viếng mộ thường cũng cắm cho các ngôi mộ này một nén hương.

Ngoài tục lệ trên, người Việt Nam còn có tục lệ làm bánh trôi, bánh chay thắp hương, sau đó cả gia đình quây quần bên nhau thưởng thức hương vị đậm đà của món bánh này.

Tiết Thanh Minh cũng là lúc trời bắt đầu bớt lạnh, cây cối phát triển mạnh mẽ, rất nhiều loài hoa nở rộ, là thời điểm thích hợp để đi dã ngoại, ngắm cảnh.

Xem thêm: Bồng lai tiên cảnh cho người đã khuất tại Hoài Ân Viên

Tiết Thanh Minh thường diễn ra khoảng từ 3/3 - 5/3 Âm lịch

Tiết Thanh Minh thường diễn ra khoảng từ 3/3 - 5/3 Âm lịch

Công viên nghĩa trang Hoài Ân Viên

Với diện tích 74 hecta, tọa lạc tại Quốc lộ 56, Thành Phố Long Khánh, Tỉnh Đồng Nai, cùng vị trí địa lý đắc địa. Hoài Ân Viên là mảnh đất địa linh, giao thông thuận tiện, phong thủy hài hòa, là vùng đất "Địa linh", có thế núi "Rồng chầu Hổ phục", công viên được xây dựng theo phong cách hiện đại mang sắc thái sang trọng sạch đẹp để trở thành nơi mọi người đến tham quan, hoài niệm và tưởng nhớ, cũng là nơi yên nghỉ thanh tịnh cho người đã khuất. Khi đến với Hoài Ân Viên, bạn sẽ rất hài lòng bởi các dịch vụ và cảnh sắc nơi đây. Đồng thời, các mẫu lăng mộ tại đây được đánh giá đẹp top 3 các mẫu lăng mộ đẹp nhất Việt Nam. Hãy cùng Hoài Ân Viên gìn giữ những giá trị, truyền thống tốt đẹp nhất của gia đình bạn, là nơi "chất chứa tình yêu thương".

Xem thêm: Các dịch vụ nổi bậc tại Công viên nghĩa trang Hoài Ân Viên

Hoài Ân Viên

Bài viết liên quan

Nhận tài liệu và xin báo giá

“Sau khi điền thông tin và click nhận trọn bộ tài liệu ngay” bộ phận chăm sóc khách hàng của Hoài Ân Viên sẽ liên hệ với bạn.

Email
NHẬP EMAIL
Để đăng ký nhận tin
HOTLINE: 0909 12 13 82