Menu

SỰ KHÁC BIỆT TRONG CÁCH ĐÓN TẾT CỦA NGƯỜI PHẬT GIÁO VÀ CÔNG GIÁO

Tết Nguyên Đán từ lâu đã trở thành dịp lễ quan trọng nhất trong năm đối với người dân Việt Nam. Đây không chỉ là thời điểm đoàn tụ gia đình sau một năm dài mà còn là cơ hội để bày tỏ lòng tri ân tổ tiên và hy vọng vào một năm mới bình an và may mắn. Bên cạnh ý nghĩa truyền thống, yếu tố văn hóa và tín ngưỡng cũng góp phần tạo nên định hình đa dạng phong tục ngày Tết. 
Tôn giáo không chỉ mang đến sự khác biệt trong nghi lễ mà còn làm phong phú thêm nét văn hóa Việt. Đặc biệt, Phật Giáo và Công Giáo - hai tôn giáo lớn tại Việt Nam, có những nét khác biệt trong quan niệm và cách đón Tết. Hãy cùng tìm hiểu sự khác biệt trong cách đón Tết của hai tôn giáo qua bài viết dưới đây nhé. 

Sự khác biệt trong cách đón Tết của người Phật Giáo và Công Giáo

1. Tết trong quan niệm của người Phật Giáo và Công Giáo

Phật Giáo và Công Giáo là hai tôn giáo lớn tại Việt Nam. Quan niệm và nghi lễ đón Tết của hai cộng đồng tôn giáo này cũng góp phần làm đa dạng văn hóa Tết Việt. Mỗi tôn giáo sẽ có những quan niệm khác nhau về Tết. 

1.1. Quan niệm của người theo đạo Phật

Phật Giáo nhấn mạnh và truyền dạy tư tưởng về sự buông bỏ phiền muộn trong cuộc sống và tâm luôn luôn hướng về cái thiện trong mọi việc. Vì vậy, Tết trong quan niệm của người Phật Giáo không chỉ là dịp đoàn tụ gia đình mà còn là thời khắc gột rửa tâm hồn, tẩy sạch mọi ưu sầu, phiền não của một năm cũ để chuẩn bị đón một năm mới với tâm an lạc.
Với quan niệm “Gieo nhân nào, gặt quả nấy”, người theo đạo Phật rất chú trọng việc làm những điều tốt, tránh điều ác ngày đầu năm để tích “nhân”. Bên cạnh đó, những nghi lễ đầu năm của người đạo Phật như đi chùa, cầu an, cúng Phật cũng là một trong những nét đặc trưng thể hiện lòng thành kính và cầu mong phúc lành. 

Quan niệm của người đạo Phật

1.2. Quan niệm của người theo Công Giáo

Với người Công Giáo, Tết Nguyên Đán là dịp để bày tỏ lòng tri ân Thiên Chúa và đón nhận sự chúc phúc. Quan niệm “tạ ơn Chúa” là trọng tâm trong các hoạt động đón Tết của người Công Giáo. Ngoài ra, họ còn nhấn mạnh sự tha thứ và yêu thương, mong muốn lan tỏa tình yêu của Thiên Chúa trong gia đình và cộng đồng. Ngày mùng 1, người Công Giáo thường sẽ tham gia Thánh lễ, cầu nguyện sự bình an và hạnh phúc. 

quan niệm về Tết của người theo đạo Công Giáo

2. Các hoạt động khác nhau trong cách đón Tết của hai tôn giáo 

Cả hai cộng đồng tôn giáo đều có những nghi thức đón Tết khác nhau. Đây thể hiện cho sự đa dạng văn hóa của từng tôn giáo và tín ngưỡng trong phong tục Tết. 

2.1. Người đạo Phật đón Tết

Trước khi bước qua năm mới, những gia đình đạo Phật thường sẽ hay dọn dẹp nhà cửa. Đây không chỉ là hoạt động giúp làm mới không gian sống mà còn được coi là xua tan đi những điều không may mắn của năm cũ. Phật tử quan niệm rằng khi bước qua năm mới, bản thân cần phải được gột rửa trong tâm hồn, sẵn sàng đón chờ một khởi đầu mới với bao điều tốt đẹp. 
Cầu an và cúng Phật: Vào sáng mùng 1, người đạo Phật thường đi chùa đầu năm. Đồng thời, họ cũng thường xin lộc và cúng Phật để cầu bình an, hạnh phúc và sức khỏe cho người thân, gia đình. 

Người theo đạo Phật đi chùa đầu năm
Ăn chay và tránh sát sinh: Vào những ngày đầu năm mới, Phật tử thường sẽ hay ăn chay và tránh làm việc ác như sát sinh. Phong tục này không chỉ là cách giữ gìn sức khỏe mà còn mang ý nghĩa hướng đến lòng từ bi. 
Trang hoàng bàn thờ tổ tiên và Chư Phật: Thông thường, bàn thờ tổ tiên và Chư Phật sẽ được dọn dẹp sạch sẽ và trang hoàng ấm cúng cùng với nhang, đèn, hoa quả tươi. Bên cạnh đó, bàn thờ còn được cúng kiến với đầy đủ mâm cúng dành cho ông bà tổ tiên. 

Bàn thờ người theo đạo Phật ngày Tết

 2.2. Người Công Giáo đón Tết

Với người Công Giáo, Tết mang ý nghĩa của sự tạ ơn Thiên Chúa bởi những ân huệ mà Ngài đã ban trong năm cũ, đồng thời cũng cầu nguyện những điều tốt đẹp và an lành trong năm mới. 
Tham dự Thánh lễ: Vào ngày 30 âm lịch, người Công Giáo thường tham gia lễ tất niên. Đồng thời vào sáng mùng 1, các gia đình Công Giáo sẽ tham dự Thánh lễ đầu năm để cầu xin một năm mới tiếp tục được Thiên Chúa yêu thương và che chở, đón nhận được nhiều bình an và hạnh phúc. 
Tinh thần sẻ chia: Việc tặng quà và chúc Tết mang tính giáo lý, khuyến khích yêu thương và gắn kết cộng đồng. 
Trang trí đậm chất Thiên Chúa: Hang đá, cây thông Noel, và đèn lung linh thường được sử dụng để trang hoàng nhà cửa trong dịp Tết. 

Người theo đạo Công Giáo tham dự Thánh lễ dầu năm

3. Điểm tương đồng trong cách đón Tết của hai tôn giáo

Mặc dù có nhiều điểm khác rõ rệt nhưng người Phật Giáo và Công Giáo vẫn có nhiều điểm tương đồng trong cách đón Tết Nguyên Đán. 
Sum họp gia đình: Dù là Tôn Giáo nào đi chăng nữa thì tết đến xuân về vẫn là dịp để cả gia đình sum họp, quây quần đón Tết cùng nhau. Điều này cho thấy giá trị gia đình luôn được tôn vinh lên hàng đầu qua bữa cơm đoàn tụ và lời chúc an lành.  
Bày tỏ lòng biết ơn: Người Phật Giáo tri ân tổ tiên và chư Phật thông qua các nghi lễ cúng kiến. Còn người Công Giáo thì đi lễ để tạ ơn Thiên Chúa sau một năm yên bình. Cả hai tôn giáo đều bày tỏ lòng biết ơn và cầu an. 
Hướng tới sự thiện lành: Cả hai tôn giáo đều hướng tới những điều tốt, trừ khử những cái xấu và những điều không may mắn. 
Giữ gìn văn hóa Tết Việt: Tuy có nhiều khác biệt trong hình thức đón Tết, nhưng cả hai đều gìn giữ và lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống của người Việt. Những hoạt động như dọn dẹp, trang trí nhà cửa, chuẩn bị mâm cỗ và phong tục lì xì cho nhau vào ngày đầu năm mới đều được gìn giữ cho đến ngày nay.   

Sum họp gia đình là hoạt động tôn vinh giá trị gia đình ngày Tết Nguyên Đán của cả Đạo Phật và Đạo Công Giáo

4. Tết - sự hòa quyện của truyền thống và tín ngưỡng

Dù có những khác biệt trong nghi lễ, cả Phật giáo và Công giáo đều chia sẻ một điểm chung là hướng đến giá trị nhân văn, lòng biết ơn và mong cầu bình an. Sự giao thoa giữa văn hóa truyền thống và tín ngưỡng đã tạo nên nét độc đáo cho ngày Tết Việt Nam. Đây là minh chứng cho sự đoàn kết, tôn trọng lẫn nhau giữa các tôn giáo trong xã hội.
Sự khác biệt trong cách đón Tết của người theo đạo Phật giáo và Công giáo không chỉ làm phong phú thêm văn hóa Tết mà còn thể hiện sự đa dạng tín ngưỡng ở Việt Nam. Dù khác biệt, cả hai tôn giáo đều lan tỏa thông điệp về lòng hướng thiện, tình yêu thương và khát vọng bình an trong năm mới.

Liên hệ ngay để được tư vấn:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN BETA VIỆT

Trụ sở: 53 Kinh Dương Vương, P. 12, Quận 6, TP HCM

Địa chỉ: Hoài Ân Viên, Hàng Gòn, TP.Long Khánh, Đồng Nai

Điện thoại: 0909 12 13 82

Email: hoaianvienbeta@gmail.com

Website: https://hoaianvien.com.vn/

Bài viết liên quan

Nhận tài liệu và xin báo giá

“Sau khi điền thông tin và click nhận trọn bộ tài liệu ngay” bộ phận chăm sóc khách hàng của Hoài Ân Viên sẽ liên hệ với bạn.

Email
NHẬP EMAIL
Để đăng ký nhận tin
HOTLINE: 0909 12 13 82