Ý nghĩa ngày lễ Phật Đản
Đối với mỗi Phật tử nói riêng, ngoài tưởng nhớ, tôn vinh đến Đức Phật, thì lễ Phật Đản còn một trên mình một sứ mệnh thiêng liêng, nhắc nhở mỗi người phải không ngừng tu tâm dưỡng tánh, hướng thiện noi theo tấm gương, lời dạy và cuộc đời của Đức Phật. Và sau đây, Hoài Ân Viên sẽ giới thiệu cho các bạn “Những việc Phật tử nên làm vào ngày lễ Phật Đản”.
Những việc Phật tử nên làm vào ngày lễ Phật Đản:
Đầu tiên và quan trọng nhất chính là truyền thống ăn chay của các Phật tử nước ta nên làm vào ngày lễ Phật Đản. Ăn chay là một phần tất yếu giúp cho tâm hồn được thanh tịnh, an yên hơn và cũng chính ăn chay giúp cho cơ thể chúng ta giúp da được khỏe mạnh, giảm lượng cholesterol quá mức trong cơ thể, cải thiện quá trình trao đổi chất hơn từ đó giảm bạn ngăn chặn được các bệnh béo phì, tiểu đường,… và làm tăng tuổi thọ của bản thân. Hoài Ân Viên bật mí cho các bạn là ăn chay còn giúp giảm được căng thẳng, mệt mỏi trong quá trình học tập và làm việc, giảm nguy cơ mắc phải các bệnh về tâm lý như trầm cảm, hướng bạn đến những suy nghĩ tích cực hơn trong cuộc sống.
Để thể hiện lòng thành kính của bản thân đối với Đức Phật, vào ngày lễ Phật Đản, các mọi người thường dọn dẹp, vệ sinh nơi thờ cúng, nhà cửa, cắm cờ Phật giáo, trưng bày hoa quả tươi cúng dường, tùy tâm.
Đa số mọi người thường trang trí, bày biện mâm lễ Phật Đản như sau:
- Hoa: khuyến khích mọi người nên chọn hoa cúc và hoa sen. Hoa cúc biểu trưng cho sự hạnh phúc, trường thọ và sung túc về tài lộc; hoa sen biểu trưng cho một tâm hồn thuần khiết trắng trẻo, đúng như lối sống của loài hoa này “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
- Hương: thắp 3 nén hương là thể hiện được lòng thành kính nhất, bởi 3 nén hương tượng trưng cho Tam Bảo hương. Ngoài ra theo tâm linh 3 nén hương có thể linh ứng báo tin, bảo vệ mọi người trong nhà và tránh được tai ương ập tới.
- Trầu cau: nên rửa sạch, để ráo nước hoặc lấy giấy lau thật khô.
- Nước sạch: không nên rót quá đầy, nếu nước tràn cần phải lau khô.
- Mâm ngũ quả: tùy điều kiện từng gia đình mà trưng mâm ngủ quả có màu sắc ngũ hành dâng cúng tổ tiên, thể hiện được lòng hiếu thảo và ước mong được những điều tốt.
- Mâm cỗ chay: Lễ Phật Đản là dịp lễ kiêng những việc sát sinh nên chúng ta nên làm mâm cỗ chay dâng cúng thần linh và tổ tiên.
Và sau đó sẽ xông trầm, dâng hương, cùng gia đình đọc lại kinh Phật dạy, nghe giảng về cuộc đời và lời răn bảo của Đức Phật để làm dồi dào đời sống tinh thần của bản thân.
Lễ Phật Đản thường là dịp để các Phật tử nhìn nhận lại bản thân mình, tìm ra những điều xấu của bản thân và khắc phục nó song song với việc phát triển điều tốt. Vì vậy đi chùa nghe giảng đạo thường là việc mà các Phật tử nên ưu tiên tham gia vào ngày lễ Phật Đản để bản thân cảm thấy được thanh tịnh, tịnh tâm hơn. Bên cạnh đó, các Phật tử có thể giúp đỡ việc chuẩn bị dâng hoa, lễ quả theo điều kiện của bản thân mình.
Hình ảnh các phật tử đang dự Lễ Phật Đản tại chùa
Phóng sinh là một việc làm tốt, mang thông điệp ý nghĩa truyền tải đầy tính nhân văn về việc giảm tối thiểu việc sát sanh, đồng thời cũng giúp bản thân tích nhiều đức sống bình yên, an lành, tịnh tâm hơn. Đây là việc làm thường được diễn ra vào các dịp Tết, rằm, dễ thấy nhất là Lễ Phật Đản,… hay thậm chí vào ngày thường.
Một trong những việc làm vô cùng ý nghĩa vào ngày Lễ Phật Đản chính là thăm viếng ông bà tổ tiên, mộ phần người quá cố. “Uống nước nhớ nguồn” là nét đẹp văn hóa ngàn đời của người Việt Nam, ai cũng thương yêu cha mẹ theo cách riêng của mình. Hãy yêu thương họ khi còn tại thế, và nhớ về người đã khuất. Có thế vì những truyền thống văn hóa của gia đình mới được giữ gìn và phát huy. Đức Phật có dạy:
"Thế gian hết thảy trai gái lành
Ân cha mẹ nặng như núi lớn
Phải nên có tâm hằng hiếu kính
Biết ân báo ân là thánh đạo
Nếu người chí tâm cúng dường Phật
Và người chí tâm hiếu dưỡng
Cả hai người này phước như nhau
Ba đời thọ báo cũng vô cùng."
Đây là lời dạy của Đức Phật trong kinh Tâm Địa Quán, Phật dạy tất cả những người con trai con gái gọi là lành thiện trong thế gian, ân cha mẹ nặng như núi lớn.
Nên phải có tâm hiếu kính với cha mẹ biết ơn báo ơn là thánh đạo, cái người muốn vào thánh đạo phải tu cái tâm biết ơn và báo ơn này, cái người mà vô ơn bội nghĩa thì đừng nghĩ có thể bước vào đạo.
Mọi người đến Hoài Ân Viên thăm viếng ông bà, tổ tiên vào ngày Lễ Phật Đản
Những việc làm trên là truyền thống, là phong tục tập quán tốt đẹp của Phật Giáo nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung.
Qua đó, Hoài Ân Viên hi vọng, những truyền thống văn hóa, phong tục tốt đẹp ấy sẽ được lưu truyền, giữ gìn và phát huy. Hoài Ân Viên là nơi chất chứa tình yêu thương, nơi gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp, trân quý của mỗi gia đình.
Xem thêm: Luật nhân quả - gieo nhân nào gặp quả đó
“Sau khi điền thông tin và click nhận trọn bộ tài liệu ngay” bộ phận chăm sóc khách hàng của Hoài Ân Viên sẽ liên hệ với bạn.