Ai may mắn cài trên ngực bông hồng màu đỏ thì hãy làm trọn chữ hiếu của một người con. Cài bông hồng màu trắng để tưởng nhớ về cha mẹ.
Những ngày tháng Bảy âm lịch, trên khắp nước Việt đều thành kính bước vào mùa Vu Lan, mùa báo hiếu. Tới ngày Rằm tháng Bảy, bà, mẹ, chị dù bận đến đâu cũng cẩn trọng sắp mâm cỗ đầy, thành kính dâng lên tổ tiên, ban cho chúng sinh và chuyển đi thông điệp nhân văn của cuộc sống. Những ngày này, bạn sẽ không lạ khi chứng kiến những hình ảnh dù già hay trẻ, trai hay gái dự lễ Vu Lan đều thành kính và ngập tràn cảm xúc khi đón nhận một bông hồng cài trang trọng lên ngực áo.
Lễ Vu Lan báo hiếu và ý nghĩa bông hồng cài ngực áo
Nghi thức Bông hồng cài áo theo Giáo sư -Tiến sĩ Ngô Đức Thịnh – Giám đốc TT Nghiên cứu, bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam xuất phát từ áng văn viết về Mẹ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh được viết trong những năm 1960.
Trong một chuyến công tác tại Nhật Bản, Thiền sư rất lạ khi thấy người Nhật thành kính gài tặng ông một bông hoa trắng lên ngực áo. Sau khi tìm hiểu và biết được ý nghĩa cao đẹp của việc này, ông đã chọn bông hoa hồng làm biểu tượng cho lễ Vu Lan báo hiếu của nhà Phật và viết ấn phẩm “Bông Hồng Cài Áo” vào năm 1962.
Bông hoa hồng được chọn là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý và ngát hương. Việc nhớ về bậc sinh thành và cài lên ngực bông hoa cao quý là tình cảm đẹp nhất, là chữ Hiếu mà con cái gửi đến bậc sinh thành. Với ý nghĩa đó, nhiều người Việt mình đến ngày Vu Lan đều cài một bông hoa màu hồng lên áo, ấy là biểu tượng của việc còn mẹ cha; ai đã mất mẹ thì cài hoa trắng.
Người có hoa hồng hẳn sẽ tự hào vô cùng vì trên đời này còn có mẹ cha. Còn hoa trắng như một sự nhắc nhở, rằng mình đã lỡ mất những gì quý giá nhất, là sự nhớ mong, kính trọng về cha mẹ đã khuất.
Vào những ngày này, mọi người thường đến chùa, đều không quên dừng lại để cài lên ngực một bông hồng, để nhắc nhớ về công ơn của cha mẹ.
Vu Lan là lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo. Lễ này trùng với ngày Rằm tháng Bảy xá tội vong nhân của phong tục Á Đông.
Tục truyền, vào ngày này, mọi tù nhân ở địa ngục có cơ hội được xá tội, được thoát sanh về cảnh giới an lành. Theo tín ngưỡng dân gian, rằm tháng Bảy là ngày mở cửa ngục, ân xá cho vong nhân nên có lễ cúng cô hồn (vào buổi chiều) cho các vong linh không nhà cửa không nơi nương tựa, không có thân nhân trên dương thế thờ cúng.
Nhất là với người trẻ chúng ta khi nhớ về cha mẹ, bậc sinh thành yêu quý mà trong nhịp thở gấp gáp của cuộc sống hiện đại, ai đó đã có phút sao nhãng, lãng quên. Là dịp để chúng ta về thăm cha mẹ, về lại nơi chôn cất đấng sinh thành. Dọn cỏ, quét mộ, hay đơn giản là trò chuyện là nhớ về những kĩ niệm đẹp thời thơ ấu,... Đây cũng là niềm an ủi lớn lao với người đã ra đi.
Lễ Vu Lan là dịp bày tỏ lòng hiếu đạo với cha mẹ dù họ đã mất
Tại Hoài Ân Viên, công viên nghĩa trang Đồng Nai rộng 74 ha, là nơi lưu giữ những kĩ niệm đẹp của bạn và người thân. Với ước nguyện xây dựng Hoài Ân Viên trở thành một nơi lưu giữ những yêu thương, hoài niệm, tưởng nhớ ông bà, cha mẹ, thầy cô,… nơi bày tỏ lòng tri ân với tiền nhân. Hoài Ân viên sẽ là nơi các bạn có thể đến tham quan, họp mặt gia đình vào các dịp lễ, tết thanh minh, mong hướng con người về với lòng Hiếu Đạo.
Hoài Ân Viên là một nghĩa trang phục vụ lâu dài, được thiết kế xây dựng bởi các Công ty giàu kinh nghiệm về nghĩa trang của Trung Quốc, Malaysia. Vùng đất được các nhà phong thủy trong và ngoài nước đánh giá là vùng đất “Địa Linh” được che chắn bởi thế núi Rồng chầu Hổ phục, Vương miện. Mão quan là nơi an nghỉ sẽ mang đến đời sau tài lộc, phú quý, thịnh vượng và danh vọng. Hoài Ân Viên - nơi chất chứa tình yêu thương.
Xem thêm: Nét đẹp của đại lễ Vu Lan rằm tháng 7
Hoài Ân Viên
“Sau khi điền thông tin và click nhận trọn bộ tài liệu ngay” bộ phận chăm sóc khách hàng của Hoài Ân Viên sẽ liên hệ với bạn.