Menu

Hiếu Đạo - Nền tảng cốt lõi của con người

Người Việt Nam dù sống ở bất kỳ đâu không bao giờ quên được cội nguồn chính là tình yêu thương của cha mẹ nuôi dưỡng bản thân mình thành người. Khi đời sống xã hội ngày càng thay đổi, nhiều yếu tố đạo đức cũng có sự thay đổi theo. Song, dù cho thế nào đi nữa thì đạo hiếu vẫn luôn là nền tảng, truyền thống, tình cảm, đạo lý làm người của người Việt.

"Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ

Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha

Nước biển mệnh mông không đong đầy tình mẹ

Mây trời lồng lộng không phủ kín tình cha"

Trong gia đình truyền thống, đạo Hiếu được xếp thành ba bậc Hiếu còn gọi là Hiếu đại tam.

1. Tiểu hiếu là nuôi cha mẹ lúc tuổi già. Khi cha mẹ già yếu người con có nghĩa vụ nuôi dưỡng cha mẹ chu đáo. Tùy điều kiện, hoàn cảnh mà sẽ có những cách quan tâm, chăm sóc báo hiếu khác nhau.

2. Trung hiếu là không làm gì khiến bố mẹ phải phiền lòng, lo lắng, xấu hổ. Nghĩa là phụng dưỡng cha mẹ nhưng không làm cho cha mẹ buồn phiền, lo lắng. Không được xúc phạm, cãi lại, chửi mắng, ngược đãi làm cha mẹ suy nghĩ, buồn khổ.

3. Đại hiếu là mang lại niềm vui, niềm tự hào, vinh danh cho cha mẹ. Làm cho cha mẹ luôn đẹp lòng, hãnh diện với mọi người. Tạo lập được sự nghiệp mang lợi ích cho xã hội, làm cha mẹ được vẻ vang.

 

Trong văn hóa của dân tộc Việt Nam, ý nghĩa hiếu đạo, được xem là một di sản quý báu, một chất liệu sống tốt đẹp được mọi người tôn quý và giữ gìn. Khi Phật Giáo xuất hiện ở Việt Nam thì đạo đức dân tộc và đạo đức Phật Giáo hòa quyện vào nhau như nước với sữa. Do người Việt sẵn có tinh thần yêu chuộng đạo hiếu và giá trị giải thoát nên đã tiếp nhận giáo lý Phật Giáo một cách dễ dàng. Làm người ai cũng mang ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ.

"Nếu mình hiếu với mẹ cha

Thì con cũng hiếu với ta khác gì

Nếu mình ăn ở vô nghì

Đừng mong con hiếu làm gì hoài công”

Ý nghĩa ấy, chúng ta còn phải có trách nhiệm với bao bậc mẹ cha khác trên cuộc đời, vì giá trị rộng lớn của chữ hiếu trong triết lý duyên sinh. Theo quan điểm đạo Phật, hiếu thuận với cha mẹ là phải hiếu thuận với tất cả mọi người. Đây là lý tưởng sống cao đẹp không những dân tộc Việt Nam mà các dân tộc tiến bộ khác trên thế giới đều yêu chuộng và giữ gìn.

Với dân tộc Việt thì truyền thống gắn kết các thành viên trong gia đình luôn được đề cao và khuyến khích bảo tồn, trong đó lối sống có Hiếu của con cái với bậc sinh thành còn được tôn lên thành hiếu đạo. Điều quan trọng trong việc thực hành Hiếu đạo của người Việt còn nằm ở chỗ, nếu là người con có Hiếu thì không chỉ phụng dưỡng, làm vui lòng cha mẹ mà còn phải tôn kính những bề trên của cha mẹ. Nếu họ còn sống thì phải phụng dưỡng; còn nếu họ qua đời thì phải thờ phụng.

 

Hiểu được tâm nguyện đó, Hoài Ân Viên được cho ra đời để thực hiện sứ mệnh thiêng liêng. Hoài Ân Viên là mô hình công viên nghĩa trang hiện đại kết hợp du lịch tâm linh. Toàn bộ khuôn viên dự án được thiết kế phủ xanh tối đa như một khu vườn sinh thái với các loại hoa cỏ đặc sắc từ các vùng miền trong cả nước.

 

Hoài Ân Viên là mảnh đất địa linh, giao thông thuận tiện, phong thủy hài hòa, được xây dựng theo phong cách hiện đại mang sắc thái sang trọng sạch đẹp để trở thành nơi mọi người đến tham quan, hoài niệm và tưởng nhớ trang nghiêm, cũng là nơi yên nghỉ thanh tịnh cho người đã khuất.

Xem thêm: Công Viên Nghĩa Trang Hoài Ân Viên

Bài viết liên quan

Nhận tài liệu và xin báo giá

“Sau khi điền thông tin và click nhận trọn bộ tài liệu ngay” bộ phận chăm sóc khách hàng của Hoài Ân Viên sẽ liên hệ với bạn.

Email
NHẬP EMAIL
Để đăng ký nhận tin
HOTLINE: 0909 12 13 82