Menu

Chọn Đất Để Làm Mồ Mả (Huyệt Mộ)

Ngày xưa người ta rất kỹ trong vấn đề chọn đất ‘sao cho tốt ảnh hưởng sự phát đạt, hưng thịnh cho con cháu giông họ sau này. Chính vì sự tin tưởng này mà trước khi an táng ông bà, cha mẹ, tang gia bao giò cũng chọn ngôi huyệt rất cẩn thận và cũng chính vì vậy, những người khá giả thường xây sinh phần để khi nhắm mắt, con cháu đã có sẵn nơi chôn cất khỏi phải tìm kiếm.

Việc tìm đất thường nhờ các thầy địa lý đảm trách. Ngôi huyệt sẽ được chọn theo sự mong mỏi của con cháu. Có ngôi đất phát giàu có, có ngôi đất phát quan sang, lại có ngôi đất đa đinh con cháu đầy đàn, hoặc phát tiếng tăm lừng lẫy về một phương diện gì, như văn chương, võ nghệ, v.v…

Phần nhiều con cháu nhờ kén ngôi đất để xương cốt của ông cha giữ được lâu bền không bị mối, mọt hoặc mục ngõ hầu tránh những điều có thể làm đau xót tới vong hồn người chết và do đó cũng có hại cho con cháu nữa.
Tìm hiểu về thuật địa lý ta thấy tìm đất có thể gọi là một nghệ thuật của người xưa. Tìm đất căn cứ vào hướng gió và mạch đất do đó địa lý gọi là “phong thủy” vì tìm huyệt cần phải cản cứ vào hướng huyệt để đón gió lành và vào long mạch để nhận sự mát mẻ của nước ngầm dưới đất.

Một ngôi huyệt tập trung được đủ mọi yếu tố làm cho đất “vượng” chẳng khác chi đầu não, hướng nhận mọi long mạch chạy tới, có đủ sơn thủy.

Theo sách địa lý kim cổ ngôi huyệt đúng đất gọi là “huyệt trường”, phải có “tiền án”, “hậu trầm”, “tả long”, “hữu hổ”, tức là có những mô đất cao thấp tượng trưng cho án huyệt ao nước, tay long, tay hổ. Ngoài ra trước huyệt phải có “minh đường Thủy tụ” phía sau phải có “long mạch thu thúc”, phía ngoài phải có “bàng sa triều củng”, cốt phải có “tụ khí tàng phong”.

Khoa địa lý xưa phân biệt ngôi huyệt tốt xấu theo các mô đất. ở đây “thương nhất Thốn vi sơn, hạ nhất

Thốn vi thủy”, nghĩa là đất cao hơn một tấc là núi, thấp hơn một tấc là nước.

Thường tang chủ chọn huyệt ở đất làng hoặc ở các làng lân cận để tiện việc trông nom mồ mả về sau.

Huyệt dùng cho việc “hung táng”, nghĩa là chôn người mới chết, tuy lựa chọn nhưng cũng không kĩ lưỡng bằng khi chọn huyệt “cát táng”, nghĩa là khi cải táng. Ngôi huyệt lúc cải táng mói là ngôi huyệt vĩnh viễn.

Kinh Dịch có câu: “Thời cổ đại mai táng người chết, thi thể được mặc đầy đủ quần áo, rồi người ta dùng cây cỏ phủ lên trên, giữa đồng ruộng, chứ không dùng quan tài. Thánh nhân hậu thế mới dùng quan tài để cải biến phong khí nói trên”. Đấy là nói về ý tứ của quẻ Đại Quá.

Trương Cửu Nghi viết: “Mai táng người chết là việc âm. Cho nên Đoài và Tốh của quẻ, Đại Quá đều là quẻ âm, mà lại có nhị quái trùng. Bốn hào ỏ giữa đều thuộc Dương. Cho nên người được mai táng thì ở bên trên và bên dưới đều là đất, người được giấu trong bùn đất, ngụ ý âm bao bọc Dương. Song mai táng còn phải đắc Thủy mói tốt, nên cần có đầm nưóc (Đoài) trong que Khảm hướng xuốhg dưới; hơn nữa, nếu có Gió, khí sẽ bị thổi tiêu tán, chỉ có thủy (nước) mới khả dĩ cản gió. Cho nên thủy trạch (Đoài) ở trên, gió (Tốn) ở dưới. Quân tử nhìn quẻ Trạch Phong Đại Quá, coi đắc Thủy là hay nhất, tránh gió thì kém hơn đôi chút. Ý tứ của quẻ vô cùng thâm thúy mà lại hiển lộ. Lại công bảo: Sa và Thủy phải cùng đến triều bái thì mối là cách tốt nhất của Phong thủy”

Trong sách Địa Lý Phong Thủy về mồ mả có nói: “Tiền phần hậu trạch giả tăng quan, hậu phần tiền trạch tán gia bại sản” nghĩa là mồ mả trưóc nhà thì tốt có thể sau con cháu phát đạt còn như mồ má ở sau nhà đang ỏ thì xấu.

Nên chọn đất làm mồ mả, nếu có đất riêng như người mấy mươi tuổi, tuổi gì rồi cũng đặt hình địa bàn phân Đông, Tây, Nam, Bắc.
Nên lựa bên hướng có chữ Sanh Khí mà day đầu như có thành mộ và có đường đi vô thì cũng cứ giữ bên tay phải mà làm đường đi, phía sau như gần núi thì trở đầu về phía núi, gần sông thì trở chơn về phía mé sông, gần chùa trở đầu về phía chùa, không nên trở đầu về hướng có đình miếu. Nếu có đất rộng rãi thì để phía đầu được rộng cao tốt.

■ Bàn tay tính cung chết

Phàm tính về cung chết thì đàn ông phải khỏi tại cung Cấn, đàn bà khỏi tại cung Khôn. (Xem hình bàn tay dưới đây có mũi tên chỉ). Cách tính thì cũng đếm hết tuổi chẵn rồi đến tuổi lẻ đúng ngay tuổi ngưòi chết thì trụ tại chữ ấy rồi xem bài thơ chết nhằm cung nào tốt hay xấu. 

Thí dụ: Người đàn ông lúc chết được 41 tuổi trước hết khởi đếm 10 tại Cấn, 20 tại Chấn, 30 tại Tôn, 40 tại Ly, đó là hết tuổi chẵn, bây giờ đến tuổi lẻ, nghĩa là 41 tuổi tại chữ Khôn. Rồi xem bài thơ giải thích sau đây thì thấy chết nhằm cung Khôn thật tốt (Cung Khôn trong gia quyến thăng quan vinh hiển), (Khôn ngộ quý nhơn quan chức trọng).

Chọn đất để làm mồ mả (huyệt mộ) 1

Thêm một ví dụ: Người đàn bà chết nhằm năm 34 tuổi. Vậy khởi 10 tại Khôn, 20 tại Ly, 30 tại Tốn, 31 tại Chấn, 32 tại Cấn, 33 tại Khảm, 34 tại Kiền, như vậy người chết nhằm cung Kiền rất xấu. (Cung Kiền phạm hung thần xấu), (Kiền chiêu hung thần hên tử nguy).


■ Chết nhằm cung nào – tốt hay xấu


Trong 8 cung của người chết có 4 cung thật tốt, 2 cung trung bình và 2 cung xấu như dưới đây:


Cung Kiền, phạm hung thần xấu.


Cung Khảm, con cháu gặp may mắn.


Cung Cấn, trong gia quyến hên may.


Cung Chấn, trong gia quyến thăng quan chức.


Cung Tốn, động trong dòng họ.


Cung Ly, con cháu nghèo nàn.


Cung Khôn, gia quyến thăng quan vinh hiển.


Cung Đoài, nếu nhằm ngày hung thần thì xấu lắm.

Bài viết liên quan

Nhận tài liệu và xin báo giá

“Sau khi điền thông tin và click nhận trọn bộ tài liệu ngay” bộ phận chăm sóc khách hàng của Hoài Ân Viên sẽ liên hệ với bạn.

Email
NHẬP EMAIL
Để đăng ký nhận tin
HOTLINE: 0909 12 13 82