Ngày và giờ cúng tất niên tùy thuộc vào hoàn cảnh và sự sắp xếp riêng của từng gia đình. Nhưng trong văn hóa người Việt, thời gian cúng tất niên đa phần sẽ được tổ chức vào ngày cuối cùng của năm Âm lịch.
Mâm cúng tất niên vốn dĩ là một nét đẹp truyền thống trong văn hóa của người Việt những ngày trước Tết. Thường nghi lễ này sẽ được tổ chức vào ngày 30 Âm lịch nhằm đánh dấu sự kết thúc của năm cũ và chuẩn bị bước vào một năm mới. Đây được xem là dịp để các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau cùng chuẩn bị và dâng mâm cúng tất niên trước thời khắc chuyển giao.
Mâm cúng tất niên không chỉ giúp gắn kết tình cảm gia đình ngày cuối năm mà còn là cơ hội để con cháu bày tỏ lòng thành kính và tri ân đến ông bà, tổ tiên và các vị thần linh đã phù hộ họ suốt một năm qua. Các ý nghĩa sâu sắc của mâm cúng tất niên:
Tri ân tổ tiên và thần linh
Mâm cúng tất niên là cách con cháu tưởng nhớ và thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của người Việt đến với ông bà, tổ tiên vì đã bảo vệ và dẫn dắt gia đình.
Đồng thời, nghi thức này cũng được xem là cách thể hiện sự kính trọng của các thành viên trong gia đình đến với các vị thần linh đã mang lại may mắn và tài lộc.
Tạo sự gắn kết gia đình
Suốt cả một năm dài, các thành viên trong gia đình đều có cuộc sống và công việc riêng. Vì vậy, thời gian họp mặt gia đình dường như là rất khó. Đây là cơ hội để cả gia đình gặp mặt nhau sau một năm bận rộn với guồng quay công việc. Mỗi thành viên sẽ cùng chia sẻ kỷ niệm vui, buồn, những điều làm được và chưa làm được của bản thân một năm qua cho người thân.
Ngoài ra, các thành viên trong gia đình cũng cùng nhau chuẩn bị từng món ăn và đồ cúng để thực hiện lễ cúng. Sau lễ cúng, mọi người sẽ quây quần bên nhau và dùng cỗ đầy ấm cúng. Vì vậy, cả gia đình cùng dâng mâm cúng tất niên lại càng quan trọng hơn. Buổi sum họp gia đình cuối năm chính là phương thức củng cố và gắn kết tình cảm gia đình.
Mong chờ một năm mới đầy hy vọng
Nghi thức cúng tất niên cũng đánh dấu bước ngoặt chuyển giao. Lễ cúng chính thức khép lại một năm cũ với những điều chưa trọn vẹn và mở ra niềm hy vọng một năm mới bình an và may mắn phía trước. Mâm cúng tất niên tượng trưng cho sự no đủ, cầu phúc lộc và hạnh phúc trong tương lai.
Mỗi mâm cúng tất niên ở mỗi vùng miền sẽ có những thay đổi khác nhau.
Nhưng thường bao gồm:
Mỗi kiểu mâm cúng sẽ là mỗi nét đẹp văn hóa riêng của người dân bản địa. Cùng tìm hiểu qua một số mâm cúng đặc trưng cho từng vùng miền:
2.1. Mâm cúng tất niên miền Bắc
Mâm cúng tất niên miền Bắc tượng trưng cho sự chỉn chu và cầu kỳ. Những mâm cúng tất niên ở miền Bắc ngoài những lễ vật thông thường thì còn hay gồm những món ăn quen thuộc canh măng, chả giò, giò lụa, nem rán,...Ngoài ra, người miền Bắc cũng hay thường cúng các món muối chua như dưa hành, củ kiệu,...
Đối với miền Trung, mâm cúng lúc nào cũng thể hiện cho sự đậm đà và phong phú đúng với người dân bản địa. Ngoài những món cơ bản, người miền Trung thường thêm những món ăn đặc trưng vào mâm cúng như chả rông, ram rán, giò lụa xứ Huế, gà bóp rau răm, bánh phồng tôm,...
Nhắc tới miền Nam, là nhắc tới sự đa dạng và phóng khoáng. Vì vậy, mâm cúng tất niên ở miền Nam cũng không ngoại lệ. Người miền Nam thường bày trí mâm cúng rất đa dạng món. Ngoài những món cơ bản thì mâm cúng tất niên miền Nam còn có các món như củ cải ngâm, khổ qua nhồi thịt, thịt kho hột vịt, gỏi tôm, gỏi thịt,…tùy thuộc vào điều kiện của từng nhà mà các món ăn được bày cúng càng đa dạng.
Cách bày trí mâm cúng tất niên tùy thuộc vào sự sắp xếp của mỗi gia đình, nhưng phải đảm bảo rằng khi thực hiện nghi lễ mâm cúng cần được bố trí cân đối và hài hòa giữa các lễ vật với nhau, thông thường sẽ đặt các món chính như xôi, gà luộc ở giữa và các món phụ xung quanh. Ngoài ra, người cúng cần có sự trang nghiêm và lòng thành kính. Có thể bày biện mâm cúng ngoài trời hoặc trong nhà tùy vào sự lựa chọn của gia đình.
Đối với cúng tất niên ngoài trời, người cúng cần chú ý đảm bảo nơi đặt bàn cúng phải có không gian thoáng mát, sạch sẽ, lễ vật cúng đầy đủ, tươm tất. Thời gian thích hợp để thực hiện nghi thức là vào khoảng chiều tối khi cả gia đình đều có thể tham gia khấn bái.
Đối với cúng tất niên trong nhà cần chú ý mâm cúng tất niên thường được đặt trên bàn thờ gia tiên. Vì vậy cần dọn dẹp bàn thờ sạch sẽ để bày tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên. Nên trang trí nhiều nến và hoa tươi để tạo không khí trang nghiêm và ấm cúng.
Lễ cúng tất niên là dịp để bày tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên và cầu mong một năm mới bình an và hạnh phúc. Vì vậy việc chuẩn bị kỹ lưỡng và thực hiện nghi lễ trang trọng, đúng nghi thức chính là bước khởi đầu năm mới nhiều may mắn và niềm vui.
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN BETA VIỆT
“Sau khi điền thông tin và click nhận trọn bộ tài liệu ngay” bộ phận chăm sóc khách hàng của Hoài Ân Viên sẽ liên hệ với bạn.