Menu

9 ĐIỀU KIÊNG KỊ TRONG TANG LỄ VÀ SAU TANG LỄ

 

Vì sao lại kiêng kỵ trong tang lễ?

Chuyện tang lễ theo quan niệm của người Việt ta là chuyện vô cùng hệ trọng và cũng rất xấu, thậm chí mang đến sự đen đủi cho gia đình người quá cố nếu không biết tránh những điều kiêng kỵ không hay để mọi sự suôn sẻ.

Như dân gian có câu “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành", việc gia đình có người mất là điềm gỡ vô cùng xấu đối với tang chủ. Vì thế cần có những chú ý trong việc kiêng cữ để đám tang được diễn ra thuận lợi, người mất được ra đi thanh thản còn người ở lại cũng yên tâm và được an ủi tránh những việc không may xảy đến sau này.

1. Trong thời gian mang tang, tránh đi thăm bạn bè, họ hàng

Trong thời gian con cái đang để tang, không nên đi thăm bạn bè và họ hàng, không tụ tập, không chúc tết, đặc biệt là không đến chúc tết những gia đình đang có người bệnh để tránh đem điều không may đến họ.

 

2. Kiêng cho chó, mèo, chuột đến gần thi hài của người chết

Như khoa học đã chứng minh rằng mèo, chó và chuột là những con vật tích điện dương rất mạnh, trong khi đó thi hài người chết lại tích điện âm. Khi một con các con vật này nhảy qua người chết thì hai dòng điện âm dương sẽ hút nhau nên mới xảy ra hiện tượng nói trên.

 

3. Trang phục cho người mất không được làm từ lông, da

Nghi thức khâm liệm vô cùng quan trọng cần phải thực hiện kỹ lưỡng, cẩn thận. Trước khi khâm liệm người nhà phải chuẩn bị quần áo quan mới hoàn toàn, sạch sẽ, số lượng áo phải được chuẩn bị theo số lẻ. Tuyệt đối không chuẩn bị áo theo số chẵn sẽ dẫn đến những tai hoạ về sau cho gia đình.

Áo liệm làm bằng vải lụa thì người chết mới phù hộ và ban phước cho con cháu. Tuyệt đối không dùng vải gấm, satin hay bằng chất liệu da, lông, càng không được cởi trần. Trước khi cần được thay đồ mới thì cần nấu nước vang gồm nhiều loại hương liệu khác nhau để tẩy rửa mọi vết bụi bẩn của cõi trần tục. Điều này sẽ giúp linh hồn người mất lúc nào cũng sạch sẽ, thơm tho.

 

4. Kiêng chọn ngày giờ xấu

Không phải chết là phải tổ chức khâm liệm ngay mà tang chu phải chọn ngày giờ đẹp và hợp với tuổi người mất thì họ mới yên lòng, an nghỉ nơi suối vàng. Đặc biệt là 3 mốc thời gian khi khâm liệm, nhập quan và lúc an táng. Tránh ngày giờ xung với tuổi người mất để không gặp bất lợi sau này.

 

5. Người chết không được mang theo đồ vật của người sống

Một trong những điều kiêng kỵ trong đám tang đó là kỵ người chết mang theo đồ của người sống. Theo quan niệm dân gian, những đồ vật của người sống đã được sử dụng có hơi của họ trong đó, nếu người chết mang đi có nghĩa là mang cả hơi của người sống. Có lẽ vì vậy mà cuộc sống của người còn sống sẽ không được trọn vẹn.

 

6. Kiêng kỵ lấy vợ gả chồng khi đang để tang 

Người xưa quan niệm, con cái thường để tang 3 năm. Trong thời gian này, con cái không nên lấy vợ, lấy chồng vì sẽ được mọi người xem là bất hiếu. Ngày nay, việc để tang được giảm xuống còn 1 năm, sau 1 năm con cái có thể lấy chồng lấy vợ đc.

 

7. Vợ chồng nên kiêng kị quan hệ trong đám tang

Khi nhà có tang gia, nên kiêng kỵ các việc như quan hệ vợ chồng, bởi việc này có thể được coi là không quan trọng người đã chết, ích kỷ, chỉ biết hưởng thụ những khoái lạc riêng của mình. 

 

8. Đối với người chết do treo cổ

Khi người treo cổ đã chết thì người nhà nhanh chóng chém đứt sợi dây. Đây được xem là hành động can thiệp giúp người sống cắt đứt mọi oan nghiệt cho người chết mang đi. Nếu không thực hiện đúng thì gia đinh sẽ mang họa có người thân treo cổ suốt 3 đời mới hết nghiệp.

 

9. Đối với nhà có con cái chết sớm

Đây là tang ma rất đau thương khi người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh, nghịch cảnh này đôi khi là cú sốc quá lớn khiến cha mẹ không thể nào chịu đựng nổi mà ảnh hưởng sức khoẻ. Thậm chí có trường hợp trùng tang vi chết theo con cái. Chính vì thế có những nơi kiêng kị cha mẹ đưa tang cho con là vậy. Đây là những điều kiêng kỵ trong tang lễ mà chúng ta hết sức chú ý để tránh tang lại trùng tang.


Ngoài những điều kiêng kỵ trong tang lễ ở trên thì tang chủ cần chú ý thêm là tránh để chó, mèo chạy qua xác người chết. Cũng như tránh để nước mắt rơi xuống khi khâm liệm. Đồng thời trong quá trình khiêng linh cữu phải thật nhẹ nhàng, cẩn thận tránh làm kinh động đến người đã khuất. Quan tài tuyệt đối không được dùng chất liệu gỗ cây liễu vì không có hạt, nên quan niệm người xưa sợ không có người nối dõi.

Hy vọng trong lúc tang gia bối rối, tang chủ cùng người tới viếng có thể tránh những điều kiêng kỵ trong tang lễ để tránh những điều không may nhé.

XEM THÊM: PHONG THUỶ ÂM TRẠCH LÀ GÌ? HIỂU VỀ PHONG THUỶ ÂM TRẠCH
 

Bài viết liên quan

Nhận tài liệu và xin báo giá

“Sau khi điền thông tin và click nhận trọn bộ tài liệu ngay” bộ phận chăm sóc khách hàng của Hoài Ân Viên sẽ liên hệ với bạn.

Email
NHẬP EMAIL
Để đăng ký nhận tin
HOTLINE: 0909 12 13 82