Menu

4 Thủ tục thay bàn thờ gia tiên mới bạn cần biết?

Phong tục thờ cúng gia tiên, tiền tổ là một trong những việc làm thể hiện tín ngưỡng tâm linh cao cả. Không chỉ là tâm linh, đây còn là việc làm thể hiện được đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. Đó chính là lý do vì sao, mỗi gia đình luôn có bàn thờ gia tiên trong nhà. Thay bàn thờ gia tiên được coi là việc vô cùng hệ trọng và nặng về tâm linh. Không phải ai cũng thực sự hiểu về thủ tục này. 

Khi nào nên thay bàn thờ gia tiên mới?

Trước khi đến với những thủ tục thay bàn thờ gia tiên mới chúng ta cần phải biết khi nào nên thực hiện điều này. Bàn thờ gia tiên luôn là nơi thờ cúng những người đã mất trong dòng họ, tổ tiên của mình. Mỗi gia đình luôn có bàn thờ gia tiên và bàn thờ thần linh. Chúng ta vẫn thường kiêng kỵ những hành động dịch chuyển bàn thờ, động chạm đến vị trí của bàn thờ. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc giữ bàn thờ cũ cũng là một điều tốt.

Cách trang trí bàn thờ ngày Tết đẹp & những đại kỵ cần tránh

Tìm hiểu thủ tục thay bàn thờ gia tiên mới

Mọi vật đều thay đổi theo thời gian, con người cũng phải già đi và đồ vật lâu ngày sẽ hỏng hóc. Bàn thờ cũ lâu năm với thời gian có thể không còn chắc chắn, không được đẹp mắt,… Lúc này, con cháu trong gia đình nếu có điều kiện hoàn toàn có thể thực hiện thủ tục thay bàn thờ gia tiên mới. Câu nói “Trần sao, Âm vậy” luôn đúng trong mọi góc độ tâm linh. Chúng ta cũng thích dùng đồ mới, quần áo mới,… Vậy thì tổ tiên của chúng ta, các cụ cũng mong muốn được thờ cúng trên bàn thờ đẹp đẽ, đầy đủ hơn.

Để đảm bảo sự tôn nghiêm và kính trọng đối với bề trên, chúng ta cần phải tuân theo thủ tục thay bàn thờ gia tiên mới. Khi bàn thờ có dấu hiệu của mối mọt, cũ hoặc không còn đảm bảo độ chắc chắn, các bạn nên thay bàn thờ mới nhanh chóng.

Nếu để mối mọt phạm đến bàn thờ là một điều tối kỵ, không nên để điều này xảy ra. Bàn thờ không còn chắc chắn có thể bị sập hoặc gây đổ vỡ. Như vậy cũng phạm vào những điều đen đủi trong tâm linh. Thế nên, khi các bạn cảm thấy có dấu hiệu thì nên làm lễ khấn vái và xin thay bàn thờ mới.

Thủ tục thay bàn thờ mới

Thủ tục thay bàn thờ mới được bắt đầu từ lúc bạn có ý định thay bàn thờ gia tiên tại nhà. Để có thể thuận lợi trong quá trình thay bàn thờ, gia chủ nên làm lễ thắp hương để bẩm báo gia tiên, xin được thay bàn thờ. Bởi lẽ, bàn thờ tổ tiên là nơi tổ tiên về ngự, nếu không có sự xin phép ắt hẳn đã phạm phải những điều kiêng kỵ. Thủ tục thay bàn thờ gia tiên mới không chỉ có đơn giản như vậy.

Xem ngày tốt để thay bàn thờ gia tiên

Thay bàn thờ mới, hay chuyển bàn thờ đều được coi là một việc to tát và ảnh hưởng đến thế giới tâm linh. Đối với những chuyện trọng đại, quan niệm của chúng ta là phải xem xét ngày tốt, giờ lành để thực hiện. Thủ tục thay bàn thờ gia tiên mới cũng yêu cầu điều này. Các bạn không nên tùy ý chọn một ngày bất kỳ nào đó để thay bàn thờ mới. Nếu không thể tự xem được ngày đẹp qua lịch vạn sự, các bạn nên nhờ thầy bấm ngày giờ hộ. Đôi khi việc thay bàn thờ, di chuyển vị trí bàn thờ có thể động đến bát hương.

Thủ tục thay bàn thờ gia tiên mới như thế nào

Như vậy, gia chủ nên mời thầy về để xem hướng, vị trí đặt bàn thờ cho chuẩn xác tránh những tai ương. Bát hương bị thay đổi vị trí cũng có thể động đến tâm linh. Chúng ta vẫn nên cẩn trọng trong mọi việc làm, sẽ nhận được điều tốt lành. Không phải tự nhiên, từ xưa đến nay, các cụ lại có câu nói “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Mọi vấn đề liên quan đến tâm linh, chúng ta đều nên dùng lòng thành tâm, sự kính cẩn và làm theo những thủ tục từ bao đời nay.

Lễ vật trong thủ tục thay bàn thờ mới

Để thay bàn thờ gia tiên mới, chắc hẳn gia chủ cần phải làm lễ để thắp hương và xin được thay bàn thờ. Trước hết, các bạn cần lau dọn bàn thờ thật sạch sẽ, sau đó chuẩn bị lễ vật để thắp hương. Đồ lễ cần chuẩn bị trong thủ tục thay bàn thờ mới chính là:

Một đĩa xôi, một con gà trống luộc. (Có nhiều nơi thay bằng thịt lợn luộc)

5 quả trứng gà sống, 2 lạng thịt lợn. Những món đồ sống này sau khi lễ xong có thể đem đi luộc chín.

Cách bày trí đĩa xôi con gà trên ban thờ | Khoa học và Đời sống

Trầu cau, rượu trắng.

Mua bán/ Cho thuê Khay đựng Trầu Rượu đám cưới TpHCM giá rẻ - NiNiStore 2023

1 đĩa muối, 1 đĩa gạo.

Gạo, muối sau khi cúng giao thừa xong thì phải làm gì?

Hoa tươi.

Cách cắm những bó hoa được tặng, giúp hoa tươi lâu hơn

Quần áo các quan, mũ, ngựa trắng bằng giấy.

Bộ vàng mã cúng ông Công ông Táo gồm những gì?

Tiền vàng, hương, nến.

Sau khi đã chuẩn bị những lễ vật này, các bạn có thể bắt đầu tiến hành lên đèn hương để làm lễ. Các bạn nên nhờ thầy cúng để thực hiện lễ thay bàn thờ mới chuẩn xác nhất. Hoặc tham khảo thêm các bài khấn thủ tục thay bàn thờ gia tiên mới.

Thủ tục thay bàn thờ gia tiên mới hoàn chỉnh

Những lễ vật trong thủ tục thay bàn thờ gia tiên mới không quá cầu kỳ nên các bạn cần chuẩn bị đầy đủ. Tùy theo yêu cầu của thầy cúng, thầy phong thủy, các bạn có thể chuẩn bị thêm các lễ vật khác. Sự thành tâm sẽ được gia tiên tiền tổ phù hộ độ trì.

Các bước, thứ tự trong buổi lễ sẽ được thực hiện theo thủ tục thay bàn thờ gia tiên mới. Người lớn nhất trong nhà, thường xuyên chăm lo việc lễ bái sẽ là người đội lễ. Buổi lễ sẽ chính thức bắt đầu sau khi gia chủ đã chuẩn bị xong đồ lễ và lên đèn hương. Có thể một số gia đình sẽ nhờ thầy cúng. Thì buổi lễ sẽ được thầy cúng chỉ dẫn và trực tiếp cúng bái cho gia đình.

Văn khấn trong thủ tục thay bàn thờ mới

Đối với những gia đình tự sắm sửa và thực hiện thủ tục thay bàn thờ gia tiên mới thì chắc hẳn sẽ cần đến bài văn khấn này. Các bạn có thể in bài văn khấn này ra hoặc học thuộc để có thể sử dụng. Bài văn khấn như sau:

“Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật

Hôm nay là ngày: …. tháng …. năm ……….. 20…..

Tín chủ con là: …………… tuổi…..

Tín chủ con kính cáo: Chư vị Thổ địa mạch long thần, Tài thần cho phép con sửa soạn lễ vật: Nhục kê quý tửu, phù lưu thanh chước, kim ngân hương đăng, hoa, quả, tiền đinh cùng thứ phẩm chi nghi xin làm lễ hoá bàn thờ Thần tài cũ về miền sông nước vĩnh hằng.

Thủ tục thay bàn thờ gia tiên mới chuẩn nhất

Con là người trần, việc thưa gửi có bề chưa thấu tỏ, con có tờ giấy cánh sớ xin kính cẩn tấu bày. Kính xin chư vị tôn thần cho con được thành tâm kính lễ.

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Thiên di bản gia linh vị thần đài lễ (chắp tay lễ 3 lễ)

Phục dĩ (chắp tay lễ 1 lễ)

Phúc lộc thọ khang ninh, nãi nhân tâm chi kỳ nguyện, Thiên di bản gia linh vị thần đài lễ đắc hanh thông phát đạt, tai ương hạn ách bằng. Thánh lực dĩ giải trừ. Nhất niệm chí thành, thập phương cảm cách.

Viên hữu (chắp tay lễ 1 lễ)

Thượng phụng (chắp tay lễ 3 lễ)

Thiên thánh hiến cống, Hạ thiên tiến lễ bái thánh thần Thiên di hoá bản thần tài ban thờ đắc bình an thông thuận, gia đình đắc phát đạt hưng vượng (chắp tay lễ 1 lễ)

Kim thần tín chủ:……………..tuổi……Ngũ thập tứ tuế.

Chủ Lễ: Tiến lễ bái thánh thần thiên di Thổ địa long mạch Tài thần

Đầu thành ngũ thể, tịnh tín nhất tâm, cụ hữu sớ văn chí tâm.

Thượng phụng – Cung duy (chắp tay lễ 3 lễ)

Đương xứ Thành Hoàng, Hành khiển thổ địa – Phúc đức chính thần vị tiền. Ngũ phương long mạch, Tiền hậu địa chủ, tiếp dẫn Tài thần vị tiền. Tôn thần động thừa, chiếu giám phục nguyện.”

Đây chính là bài khấn các bạn nên sử dụng để hoàn thành thủ tục thay bàn thờ gia tiên mới trọn vẹn nhất. Các bạn hãy học thuộc để tiện sử dụng nhé. Bài văn khấn này chỉ dùng được trong trường hợp thay bàn thờ gia tiên mới, các bạn nên chú ý điều này.

 

Bài viết liên quan

Nhận tài liệu và xin báo giá

“Sau khi điền thông tin và click nhận trọn bộ tài liệu ngay” bộ phận chăm sóc khách hàng của Hoài Ân Viên sẽ liên hệ với bạn.

Email
NHẬP EMAIL
Để đăng ký nhận tin
HOTLINE: 0909 12 13 82