Menu

+15 câu ca dao, tục ngữ người xưa truyền lại về sự sống, cái chết

Ta thường nghe "Sinh, lão, bệnh, tử" là quy luật bất biến giữa dòng đời vạn biến, chết luôn song song với con người. Triết gia Heidegger coi cái chết là một hiện tượng mang tính cá nhân nhất, không ai chết hai lần mà cũng chẳng ai chết thay được cho ai. Sự sống đầy giá trị đến nỗi con người ta thà chấp nhận sống đau khổ còn hơn là chết. Nếu không có sự sống làm sao có tình yêu, có trí tuệ có tranh đấu. Vì thế, sự sống mang một tầng ý nghĩa và giá trị sâu sắc, cái chết cũng mang một bản chất riêng mà con người không thể chối từ. 


Sự sống và cái chết vốn vô thường bất chợt

Sau đây là 15 câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn người xưa truyền lại về sự sống và cái chết

1. "Sống thì sống đủ một trăm

Chết thì chết đúng hai nhăm tháng mười"

Ý nghĩa: Câu thơ lục bát xuất phát từ những người nông dân ở vùng thôn quê trong những lần đám hiếu. "Sống đủ một trăm" ý là sống trọn vẹn một kiếp người trăm năm rồi "ra đi". Còn "chết đúng hai nhăm tháng mười" là vào "ngày bắt đầu có cơm mới, kkhi mùa màng thu hoạch xong, rơm lên đống, thóc lên bồ". Mong muốn người xưa về cái ăn, cái mặc, nhu cầu thiết yếu của con người.

2. "Chết trẻ khỏe ma, chết già lú lẫn" 

(Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn)

Ý nghĩa: Già trẻ cũng đều có sự chết. Có chết trẻ cũng không nên tiếc. Bởi vì "sống chết do Trời" đã định. Chúng ta chỉ cần làm tròn bổn phận một người cháu, làm trọn trách nhiệm của người cha, người mẹ và làm tròn chữ Hiếu.

3. "Yêu nhau sinh tử cũng liều
Thương nhau lội suối qua đèo có nhau"

4. "Kéo dài chi kiếp sống thừa
Cho gai mắt thấy, cho chua lòng sầu"

5. "Cao nấm ấm mồ"

Ý nghĩa: Nói về tập tục tảo mộ của dân ta. Mộ của dân thường ngày trước chủ yếu đắp bằng đất, tạo hình nấm tròn hay chiếc ghe bầu úp. Mộ lâu ngày thường bị mọc cỏ hoang, trâu bò phá hoại hay lún sụt do mưa gió... Nếu được con cháu trong nhà hàng năm chăm sóc, sửa sang thì nấm mồ tròn, cao, quang đãng, người đã khuất như cũng cảm thấy ấm áp vì lòng thành kính và nhớ thương của con cháu.

6. "Sống một đồng không biết

Chết một đồng không đủ"      

Dị bản:

"Sống một đồng không hết

Chết mười đồng không đủ."

7. "Anh ở ngoài vàm, anh có lòng mong đợi
Em ở trong ngọn, em có dạ đợi trông
Dương gian, âm phủ cũng cộng đồng
Sống sao thác vậy, anh vẫn giữ một lòng với em"

Giải nghĩa:

  • "Vàm" có nghĩa là cửa sông.
  • "Dương gian" : Cõi dương, thế giới của người sống, đối lập với cõi âm hay âm phủ là thế giới của người chết.
  • "Âm phủ" cũng gọi là âm ty, âm cung, một khái niệm trong tín ngưỡng dân gian của nhiều dân tộc. Theo đó, linh hồn của người chết sẽ được đưa đến âm phủ, được luận xét công tội khi còn là người trần, sau đó tuỳ mức độ công tội mà được đưa đi đầu thai (thành người hoặc vật) hoặc phải chịu các hình phạt khủng khiếp. Trong văn hoá Trung Hoa và Việt Nam, âm phủ cũng có hệ thống như trần gian: đứng đầu âm phủ là Diêm Vương (cũng gọi là Diêm La Vương, nên âm phủ còn có tên là Điện Diêm La), dưới là các phán quan, cuối cùng là các quỷ dạ xoa.
  • "Ngọn" ở đây chỉ ngọn sông hay ngọn rạch, tức là nơi bắt đầu của con sông hay con rạch, thường cách xa cửa sông, để đối với vàm sông trong câu trên.
  • "Cộng đồng": Cùng chung với nhau.


Sống chết có nhau, giữ trọn một chữ "Tình"

8. "Sống về mồ về mả
Không ai sống về cả bát cơm"

Ý nghĩa: Sống trên đời không nên chỉ biết đắm đuối lẽ cơm áo gạo tiền mà bất chấp đạo lí, vì khi chết còn điều tiếng để lại về sau, có thể ảnh hưởng tới cả dòng họ.

9. "Ai chết trước thì được ấm mồ"

Ý nghĩa: Theo Lê Gia trong 1575 thành ngữ tục ngữ cần bàn thêm: Trong gia đình nếu người nào chết trước thì mồ mả của họ được những thành viên còn lại đắp điếm trông coi nên được ấm cúng. Câu này cũng có ý tự an ủi rằng chết trước tuy có buồn nhưng cũng có cái vui (ấm mồ).

10. "Sống về mồ về mã

Không ai sống về cả bát cơm"

Ý nghĩa: Sống trên đời không nên chỉ biết đắm đuối lẽ cơm áo gạo tiền mà bất chấp đạo lí, vì khi chết còn điều tiếng để lại về sau, có thể ảnh hưởng tới cả dòng họ.

11.  Dầu cho bữa đói bữa no
Thác thời một chỗ, số cho trọn đời

12. Sống thì chẳng cho ăn nào
Chết thì cúng giỗ mâm cao cỗ đầy

13. "Chết vinh còn hơn sống nhục"

Dị bản:

"Chết trong còn hơn sống đục"

"Chết đứng còn hơn sống quỳ"

14. "Hùm chết để da, người chết để tiếng".

15. "Người ta hữu tử hữu sanh
Sống sao xứng phận, thác dành tiếng thơm
Làm sao như quế trên non
Trăm năm khô mục, vẫn còn thơm tho"

Ý nghĩa:

  • "Hữu tử hữu sanh": có sống có chết.
  • "Thác": chết, mất, qua đời.
  • "Quế": Một loại cây rừng, lá và vỏ có tinh dầu thơm. Vỏ quế ăn có vị cay, là một vị thuốc quý (Quế chi) trong các bài thuốc Đông y. Trong văn học cổ, cây quế thường tượng trưng cho sự thanh cao, đẹp đẽ.


Sống, yêu thương và dâng hiến

Qua suy nghĩ về cái chết con người sẽ nhận ra giới hạn của kiếp người, tính bất định của sự sống. Qua đó có thể sống tốt hơn,có ích cho xã hội và bình thản đón nhận cái chết, mặc dù chưa biết nó sẽ đi về đâu. Chỉ hy vọng là được lên thiên đàng, hay vào những cảnh giới tốt đẹp hơn sau khi chết, bao nhiêu đó cũng quá đủ để giảm thiểu sự đau khổ của kiếp người.

Công viên nghĩa trang Hoài Ân Viên chuyên về đất xây mộ phần và các dịch vụ tâm linh, hãy theo dõi website để có thêm nhiều thông tin bổ ích. Ngoài ra khi lựa chọn mua đất xây mộ phần và sử dụng các dịch vụ tại công viên nghĩa trang Hoài Ân Viên, khách hàng sẽ được nhận các phúc lợi sau: 

  • Mộ phần được đặt trên vùng đất địa linh, đảm bảo các hướng phong thủy tùy theo nhu cầu gia đình người mất. Thời hạn sử dụng đất vĩnh viễn.
  • Chính sách thanh toán linh động, thanh toán nhiều lần không lãi suất đáp ứng tối đa nhu cầu.
  • Mộ phần được chăm sóc và bảo vệ bởi đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. 
  • Sản phẩm đa dạng, các nghi lễ được tổ chức định kỳ với quy mô lớn. 
  • Vị trí địa lý thuận lợi cho người nhà di chuyển, dễ dàng đến thăm mộ phần. 

Để tìm hiểu và nhận tư vấn các dịch vụ, vui lòng liên hệ đến Fanpage Công Viên nghĩa trang Hoài Ân Viên hoặc thông tin bên dưới. 

  • CÔNG VIÊN NGHĨA TRANG HOÀI ÂN VIÊN
  • CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN BETA VIỆT
  • Trụ sở: 129-131 Lũy Bán Bích, P. Tân Thới Hòa, Q.Tân Phú, TP HCM
  • Địa chỉ: Hoài Ân Viên, Hàng Gòn, TP.Long Khánh, Đồng Nai
  • Điện thoại: 0909 12 13 82
  • Email: hoaianvienbeta@gmail.com
  • Website: https://hoaianvien.com.vn/ 

Hoài Ân Viên sưu tầm và chia sẻ.

 

Bài viết liên quan

Nhận tài liệu và xin báo giá

“Sau khi điền thông tin và click nhận trọn bộ tài liệu ngay” bộ phận chăm sóc khách hàng của Hoài Ân Viên sẽ liên hệ với bạn.

Email
NHẬP EMAIL
Để đăng ký nhận tin
HOTLINE: 0909 12 13 82